6- Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người chưa đủ 18 tuổi; Người từ đủ 18 tuổi trở lên (TTYT/06/2017- TTHC)

 Trình tự thực hiện

 

Bước 1: Đối tượng khám sức khỏe đến khoa Khám bệnh, TTYT nộp Giấy KSK theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế;

Cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình trong phần tiền sử của đối tượng khám sức khỏe (theo mẫu giấy chứng nhận sức khỏe).

Bước 2: Khoa Khám bệnh, TTYT thực hiện:

a) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;

b) Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giám hộ đối với trường hợp người được KSK mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định;

d) Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK (nếu có);

đ) Thực hiện việc KSK theo quy trình.    

Bước 3: Kết luận và trả giấy khám sức khoẻ.

 Cách thức thực hiện

 

Đến trực tiếp tại khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái

 Thành phần, số lượng hồ sơ

 

I. Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.

2. Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.

3. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 (nếu từ đủ 18 tuổi trở lên) hoặc Phụ lục 2 (nếu chưa đủ 18 tuổi) ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.

II. Số lượng hồ sơ: 01bộ

 Thời hạn giải quyết

 

1. Đối với trường hợp KSK đơn lẻ: khoa Khám bệnh, TTYT trả Giấy KSK, cho người được KSK trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc KSK, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện KSK;

2. Đối với trường hợp KSK tập thể theo hợp đồng: cơ sở KSK trả Giấy KSK cho người được KSK theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.

 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 

Tổ chức, Cá nhân

 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

 

Khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái

 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

Giấy khám sức khoẻ

  Lệ phí

 

Đối với cá nhân: Nộp phí theo mức phí thu viện phí hiện hành.

Đối với tổ chức: Theo hợp đồng ký kết.

  Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm ngay sau thủ tục này)

 

- Mẫu Giấy KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.

- Mẫu Giấy KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nn trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.

- Mẫu Giấy KSK đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị cấp Giấy KSK được quy định tại Phụ lục 1 (nếu từ đủ 18 tuổi trở lên) hoặc Phụ lục 2 (nếu chưa đủ 18 tuổi) ban hành kèm theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT.

  Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính

 

Không

  Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 

1. Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

2. Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

3. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006 ;

4. Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

5. Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

6. Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 về việc hướng dẫn khám sức khỏe.