• Đăng nhập
  • Sở y tế
  • RSS
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tổ chức bộ máy
      • Ban giám đốc
    • Giới thiệu bệnh viện
    • Khối văn phòng
      • Phòng kế hoạch tổng hợp
      • Phòng tổ chức hành chính
      • Phòng tài chính kế toán
      • Phòng QLCL- CTXH-TTGDSK
      • Phòng Điều dưỡng
      • Phòng dân số
      • KHOA VSATTP & KSDB
      • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
      • Khoa CĐHA & TDCN
      • Khoa xét nghiệm
    • Khoa điều trị
      • Khoa khám bệnh
      • Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu
      • Khoa nội
      • Khoa HSCC-GMHT-TNT
      • Khoa nhi
      • Khoa Truyền Nhiễm
      • Khoa ngoại
      • Khoa liên chuyên khoa
      • Khoa Đông Y - PHCN
      • Khoa Phụ sản & CSSKSS
      • Khoa Dược
    • Hình ảnh hoạt động
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • Hoạt động của TTYT TP Móng Cái
    • Thời sự Y khoa
    • Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh
      • Thông điệp
    • Dịch vụ kỹ thuật mới
    • Đào tạo hợp tác
    • Tuyển dụng
    • Thông tin thầu
  • Sức khỏe
    • Tư vấn sức khỏe
    • Bệnh thường gặp
    • Tư vấn tiêm chủng Vaccine
    • Tư vấn tiêm phòng dại
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu
    • Dịch vụ tiêm chủng Vaccine
    • Dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh
    • Dịch vụ xét nghiệm sơ sinh
    • Dịch vụ khám sức khỏe
    • Dịch vụ khám chữa bệnh từ xa
    • Dịch vụ phun khử khuẩn
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản của Tỉnh
    • Văn bản của Thành phố
    • Văn bản chỉ đạo phòng chống Covid-19
  • Thủ tục hành chính
    • 1- Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên
    • 2 -Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuổi
    • 3 -Thủ tục Khám sức khỏe định kỳ
    • 4 -Thủ tục Khám cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe
    • 5 -Thủ tục Khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe
    • 6- Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người chưa đủ 18 tuổi; Người từ đủ 18 tuổi trở lên
    • 7- Thủ tục Cấp lại giấy chứng sinh đối với trường hợp bị mất hoặc hư hỏng
    • 8 - Thủ tục Cấp lại giấy chứng sinh đối với trường hợp nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh
  • Dành cho khách hàng
    • Tra cứu giá dịch vụ
    • Tra cứu giá thuốc
    • Tra cứu giá VTTH
    • Đặt lịch khám
    • Quy trình khám bệnh
    • Tính chỉ số BMI
    • Những câu hỏi thường gặp
    • Chính sách người bệnh
    • Bảo hiểm Y tế
  • Liên hệ
    • Lịch công tác
    • Lịch làm việc
  • Tài liệu
  • Thông tin nội bộ
    • Thông báo & thông tin thuốc
  1. Trang chủ
  2. Sức khỏe
  3. Tư vấn sức khỏe
Thứ 4, 07/04/2021 | 11:26
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ

Đọc bài Lưu

Sốc phản vệ là tình trạng một số chất hóa học được giải phóng bởi hệ miễn dịch trong phản vệ khiến cơ thể bị sốc. Đây là phản ứng dị ứng cấp tính nặng, nghiêm trọng, dễ dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

 Sốc phản vệ là tình trạng một số chất hóa học được giải phóng bởi hệ miễn dịch trong phản vệ khiến cơ thể bị sốc. Đây là phản ứng dị ứng cấp tính nặng, nghiêm trọng, dễ dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Sốc phản vệ (SPV) có thể xảy ra sau vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Với sự xuất hiện đột ngột của giãn mạch và thành mạch tăng tính thẩm thấu, phế quản nhạy cảm quá mức. Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể dẫn đến cơ thể xuất hiện một lượng lớn các yếu tố gây giãn mạch, huyết áp giảm khiến cơ thể bị SPV.

Xác định nguyên nhân có khó?

Một số trường hợp có thể xác định được nguyên nhân gây SPV, nhưng một số khác lại rất khó để xác định bởi nhiều khi là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, lúc này việc chẩn đoán càng trở nên khó khăn hơn. Thuốc uống, tiêm thuốc, truyền dịch, thức ăn hoặc nọc côn trùng là những nguyên nhân dễ gây ra tình trạng SPV.

Một số nguyên nhân khác gây SPV như bị mất máu nhiều, cơ thể bị giập nát khi bị chấn thương,.. Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc gây tê, gây mê là những nguyên nhân phổ biến nhất của SPV do thuốc. Sốc do tiêm kháng sinh penicillin là loại SPV hay gặp nhất. Nọc ong cũng là loại nọc côn trùng hay gặp nhất gây nên tình trạng SPV. Các thức ăn như trứng, lạc, các loại hải sản là những nguyên nhân thường gặp gây SPV.

Các nguyên nhân thường gặp gây sốc phản vệ.

Cơ chế nảy sinh SPV trải qua 3 giai đoạn

Giai đoạn 1 – giai đoạn mẫn cảm: khi dị nguyên đi vào cơ thể qua đường tiêm truyền hoặc có thể do ăn uống, do hít phải hoặc tiếp xúc qua da, tình trạng SPV bắt đầu xảy ra.

Giai đoạn 2 – giai đoạn hóa sinh bệnh: dị nguyên kết hợp với kháng thể IgE từ tế bào plasma giải phóng nhiều loại hoạt chất trung gian: serotonin, histamin…

Giai đoạn 3 – giai đoạn sinh lý bệnh: các hoạt chất trung gian gây tác động khiến cho động mạch bị giãn, huyết áp giảm, phế quản bị co thắt gây nên những cơn đau vùng bụng, động mạch não bị co khiến cảm thấy đau đầu, choáng hoặc có thể là hôn mê.

Hậu quả của cơ chế này chính là tăng tính thẩm thấu mao quản và việc nhạy cảm quá mức của phế quản khiến mạch ngoại biên bị giãn, tính thẩm thấu thành mạch tăng, thể tích tuần hoàn bị giảm dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, hoạt động của cơ tim bị ảnh hưởng, bên cạnh đó phế quản bị co thắt thanh quản bị phù nề, đường hô hấp bị hẹp lại gây nên tình trạng suy hô hấp cấp.

Cấp cứu bệnh nhân SPV càng sớm càng tốt

Ở người bị SPV, một số triệu chứng có thể xuất hiện cùng lúc. Các triệu chứng thông thường gồm: da ngứa hoặc phát ban; miệng ngứa, họng, khó nuốt hoặc môi và lưỡi sưng; chảy nước mũi, hắt hơi; chân tay sưng; ho; nôn mửa nhiều; chuột rút hoặc tiêu chảy…Một số triệu chứng của SPV cần được cấp cứu ngay gồm: khó thở hoặc thở khó chịu; chóng mặt; huyết áp thấp; đau ngực hoặc tức ngực; mạch yếu và nhanh; ý thức lẫn lộn

Các triệu chứng của SPV có thể xấu đi rất nhanh chóng. Lúc đó, người bệnh cần được điều trị trong vòng từ 30 – 60 phút vì các triệu chứng có thể gây tử vong. Những dấu hiệu báo động cho cơn SPV thường sẽ lặp đi lặp lại như: các triệu chứng xuất hiện vài phút sau khi bạn chạm vào hoặc ăn những thứ gây dị ứng. Một số triệu chứng xuất hiện cùng lúc như phát ban, sưng và ói mửa… Cơn đầu tiên của triệu chứng biến mất, nhưng sau đó lại có thể trở lại từ 8 – 72 giờ. Chỉ một triệu chứng duy nhất nhưng xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều giờ.

Cấp cứu bệnh nhân SPV càng sớm càng tốt. Trước tiên, hãy đảm bảo rằng người bệnh cảm thấy thoải mái. Nâng cao chân để giúp lưu thông máu. Nếu bệnh nhân ngừng thở, cần cấp cứu hô hấp tuần hoàn và những hỗ trợ đầu tiên khác cho đến khi có nhân viên y tế đến…

Khuyến cáo của bác sĩ
SPV là phản ứng dị ứng nguy hiểm cần được xử lý và cấp cứu ngay lập tức, tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân bị SPV là 30 phút, nếu kéo dài sẽ gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.          

(Nguồn: suckhoedoisong.vn)

 


Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết khác

Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh tại Trung tâm Y tế TP Móng Cái

Phòng tránh các bệnh về tiêu hóa và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ ngày Tết

  • 1- Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên
  • 2 -Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuổi
  • 3 -Thủ tục Khám sức khỏe định kỳ
  • 4 -Thủ tục Khám cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe
  • 5 -Thủ tục Khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe
  • 6- Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người chưa đủ 18 tuổi; Người từ đủ 18 tuổi trở lên
  • 7- Thủ tục Cấp lại giấy chứng sinh đối với trường hợp bị mất hoặc hư hỏng
  • 8 - Thủ tục Cấp lại giấy chứng sinh đối với trường hợp nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh
Video Clip

Tổng cục Dân số-KHHGĐ TVC "Sự cần thiết sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh"

Tổng cục Dân số-KHHGĐ TVC "Phục hồi chức năng để mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người khuyết tật"

Tổng cục Dân số-KHHGĐ TVC "Tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn vì sức khỏe và tương lai hạnh phúc gia đình"

Tổng cục Dân số-KHHGĐ TVC "Giảm thiểu hôn nhân cận huyết thống"

Tổng cục Dân số-KHHGĐ TVC "Hệ lụy của mang thai vị thành niên"

Tổng cục Dân số-KHHGĐ: Tiểu phẩm "Cháu đích tôn"

Tổng cục Dân số-KHHGĐ: Tiểu phẩm "Đổi thay"

Tổng cục Dân số-KHHGĐ: Tiểu phẩm "Kiếm vợ"

Chủ đề 14: sổ chăm sóc bà mẹ và trẻ em

Chủ đề 15: dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung

Chủ đề 12: vàng da sơ sinh

Chủ đề 13: dấu hiệu dậy thì ở nam và nữ

Những câu hỏi thường gặp

Hiểu đúng về: Hưởng 100% BHYT tuyến tỉnh từ 01/01/2021

Thư viện ảnh
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 16
Tháng 04 : 5.957

Trung tâm y tế thành phố Móng Cái

Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, phường Ninh Dương, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 02033.884.775 - 02032.207.488

Email: trungtamytemongcai@cosoyte.com - ttytmc.syt@quangninh.gov.vn

GP Số: 01/GPSĐ-STTTT cấp ngày 26/03/2018