TTYT thành phố Móng Cái nỗ lực kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm
Trong những năm qua, công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nói chung đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, trong tình hình mở cửa, các hoạt động giao thương trở lại bình thường, dịch bệnh COVID-19 chưa hoàn toàn được loại bỏ cùng với sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát dịch trở lại. Bên cạnh đó, các bệnh dịch truyền nhiễm khác tuy đã được phòng ngừa chủ động song diễn biến còn phức tạp. Chính bởi vậy, việc triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm khống chế, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh truyền nhiễm là nhiệm vụ rất cấp thiết.
Trong những năm qua, công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nói chung đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, trong tình hình mở cửa, các hoạt động giao thương trở lại bình thường, dịch bệnh COVID-19 chưa hoàn toàn được loại bỏ cùng với sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát dịch trở lại. Bên cạnh đó, các bệnh dịch truyền nhiễm khác tuy đã được phòng ngừa chủ động song diễn biến còn phức tạp. Chính bởi vậy, việc triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm khống chế, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh truyền nhiễm là nhiệm vụ rất cấp thiết.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác trên người từ cấp tỉnh đến cơ sở được kiện toàn, thường xuyên chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt và phù hợp với diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; không để dịch lớn xảy ra, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phục vụ quá trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tại thành phố Móng Cái, công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm chú trọng. Ngay từ đầu năm 2023, Trung tâm Y tế thành phố đã ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và triển khai tới toàn bộ các trạm y tế xã/phường trên địa bàn.
Số lượng người dân đến khám gia tăng vì những bệnh truyền nhiễm giao mùa
Ths.Bs Đoàn Ngọc Thuỷ – Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái cho biết: “Chúng tôi đã tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên người của huyện chỉ đạo các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên toàn huyện; triển khai tích cực, hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch bệnh nói chung, đặc biệt là các dịch bệnh COVID-19, sốt xuất huyết, cúm A/H5, đậu mùa khỉ, tay chân miệng… Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn các trạm y tế thực hiện nghiêm túc các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Duy trì tốt công tác giám sát và báo cáo dịch bệnh tại tất cả các tuyến qua hệ thống phần mềm giám sát các bệnh truyền nhiễm, hệ thống email. Mạng lưới giám sát các bệnh truyền nhiễm của huyện hoạt động hiệu quả từ huyện đến cơ sở đã giúp phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc mới để quản lý, theo dõi, điều trị và triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời.”
Thời gian qua, Trạm Y tế xã Hải Đông, thành phố Móng Cái đã giám sát 100% các ổ dịch cũ, phát hiện ổ dịch mới bao vây và xử lý ổ dịch kịp thời; triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch đúng quy định, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn xã.
Đảm bảo tốt việc khám, chữa bệnh và kiểm soát dịch bệnh ngay tại Trạm Y tế cơ sở
Y sĩ Nguyễn Thị Phượng – Trạm phó phụ trách Trạm Y tế xã Hải Đông chia sẻ: “Hiện nay tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn xã đã được khống chế. Các dịch bệnh khác cũng tương đối ổn định. 03 tháng đầu năm không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Để đạt được những kết quả trên, ngay từ đầu tháng 1 năm 2023, trạm đã chủ động tham mưu với UBND xã, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh. Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2023 và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng dịch bệnh như: tay chân miệng, sốt xuất huyết, kế hoạch phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân, bệnh bạch hầu…”
Chủ động khoanh vùng, kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh trên cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng được dự báo vẫn tiếp tục diễn biến khó lường. Mặc dù dịch COVID-19 đang được kiểm soát tốt, tuy nhiên trong tình hình mới các hoạt động giao thương trở lại bình thường, vi rút SARS-CoV-2 có thể xuất hiện các biến chủng mới. Một bộ phận không nhỏ người dân còn chủ quan với dịch bệnh, không tiêm nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 nên luôn thường trực nguy cơ bùng phát dịch trở lại. Bên cạnh đó, các bệnh dịch nguy hiểm đã được phòng ngừa chủ động, song diễn biến còn phức tạp, nguy cơ trở lại và bùng phát của một số bệnh như: Cúm A/H5N1, Dại, sốt xuất huyết, Marburg…Để công tác phòng, chống bệnh dịch trên địa bàn đạt hiệu quả cần sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống dịch. Các ngành, các cấp và cộng đồng chủ động, tích cực thưc hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp với phạm vi và lĩnh vực quản lý của ngành, địa phương.
Với vị trí đặc thù, có cửa khẩu giao thương buôn bán với Trung Quốc, đường biên giới trên biển và đất liền dài hơn 70km, công tác đảm bảo và kiểm soát dịch bệnh luôn được TTYT thành phố Móng Cái chú trọng. Hiện nay khi giao thương 2 nước, Việt Nam – Trung Quốc đã được mở lại, đặc biệt lại đang vào mùa du lịch, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, thành phố Móng Cái đã tăng cường năng lực hệ thống giám sát tại các tuyến, phát hiện sớm trường hợp mắc mới, ổ dịch mới trong cộng đồng, thực hiện khoanh vùng ổ dịch và kịp thời triển khai các biện pháp chủ động ứng phó, không để các dịch bệnh bùng phát, hạn chế tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh dịch. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm và thực hiện các hoạt động giám sát trọng điểm (giám sát trọng điểm, giám sát ổ dịch cũ, giám sát véc tơ truyền bệnh, giám sát ca bệnh…) để kịp thời phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát. Kiện toàn và củng cố đội đáp ứng nhanh tại các tuyến; chuẩn bị tốt các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, thuốc, hoá chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn. Tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, nâng cao sức khỏe tại cộng đồng, đảm bảo người dân được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, chú trọng truyền thông nguy cơ, truyền thông trực tiếp trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân.
Nguồn: Sức khỏe Quảng Ninh