KHOA CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN-PHỤ SẢN
“SÁNG Y ĐỨC – VỮNG CHUYÊN MÔN – VUÔNG TRÒN HẠNH PHÚC”
Khoa sản được thành lập năm 1994 ,khởi đầu chỉ gồm 7 CBCNV(2 bác sĩ , 2 Nữ hộ sinh,1 Y sĩ,1 kỹ thuật viên). Trải qua 29 năm xây dựng và phát triển, hòa chung với sự phát triển mạnh mẽ của TTYT Móng Cái cũng như của ngành sản nói riêng . Lượng bệnh nhân đến khám và vào đẻ tại khoa Sản-CSSKSS ngày một tăng, trung bình 1500 ca đẻ /1 năm. Năm 2012, Khoa Sản bắt đầu thực hiện mổ cắt u buồng trứng, mổ chửa ngoài tử cung bằng phương pháp nội soi. Đến nay khoa đã thực hiện được tất cả các kỹ thuật cao trong sản khoa và phụ khoa.
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
1. Vị trí, chức năng:
Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Phụ sản chịu trách nhiệm trực tiếp về các công tác chữa trị và thực hiện nhiều dịch vụ về sản phụ khoa.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
2.1. Tổ chức hoạt động của khoa theo đúng quy chế công tác khoa phụ sản.
- Đỡ đẻ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ sơ sinh và khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa.
- Tham gia thực hiện các kỹ thuật về kế hoạch hóa gia đình tại khoa và tại cộng đồng. Cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản;
- Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật và tư vấn về: Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, sức khoẻ bà mẹ; chăm sóc sức khoẻ sinh sản người cao tuổi; kế hoạch hoá gia đình; phá thai an toàn; phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền theo đường tình dục; chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên và nam học; dự phòng điều trị vô sinh, dự phòng điều trị sớm ung thư đường sinh sản; chăm sóc sức khoẻ trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng;
- Chỉ đạo tuyến dưới, đào tạo cán bộ chuyên khoa và giám sát và hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật đối với y tế tuyến xã thực hiện theo hướng dẫn chuẩn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; Tham gia tuyên truyền bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh tại khoa và tại cộng đồng.
- Quản lý các chỉ số về chăm sóc sức khỏe sinh sản và đánh giá thực trạng sức khỏe sinh sản trong thành phố;
- Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án về chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về chăm sóc sức khoẻ sinh sản trên cơ sở chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của Bộ Y tế và tình hình thực tế của thành phố trình Giám đốc phê duyệt; Xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa quý, năm;
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản;
- Tham gia đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản theo kế hoạch của tỉnh.
2.2. Thực hiện đào tạo liên tục cho nhân viên trong khoa và nhân viên các Trạm Y tế khi được giao nhiệm vụ để nâng cao năng lực chuyên môn. Thực hiện giảng dạy cho sinh viên các trường y gửi về và hướng dẫn thực hành cho người xin thực hành theo phân cấp của Sở Y tế bao gồm: Bác sĩ đa khoa, hộ sinh cao đẳng, hộ sinh trung học. Nhận xét, xác nhận quá trình thực cho người được hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh.
2.3. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở cấp Tỉnh và cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu các đề tài về chuyên ngành Sản khoa. Tham gia với các trạm y tế triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.
2.4. Thực hiện phối hợp với các khoa, phòng trong công tác phòng bệnh, phòng dịch, kiểm soát nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
2.5. Thực hiện quản lý sử dụng hiệu quả tài sản, trang thiết bị được cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Trung tâm về thu viện phí và các dịch vụ khác đối với người bệnh điều trị tại khoa. Tăng cường tiết kiệm, tránh lãng phí tạo thêm nguồn kinh phí cho Trung tâm từ các dịch vụ y tế: Viện phí, Bảo hiểm y tế, dịch vụ tự nguyện, theo yêu cầu của người bệnh. Báo cáo mọi mặt hoạt động theo quy định của Trung tâm.
2.6. Thực hiện quản lý người làm việc tại khoa về đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp theo các quy định hiện hành. Giám sát các nhân viên của các công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ, vệ sinh, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân theo các quy định của Trung tâm đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự của khoa và toàn Trung tâm.
2.7. Công tác đoàn thể, học tập, bồi dưỡng tham dự các hội nghị, nghị quyết.
2.8. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
2.9. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.
HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
1. Khám và quản lý thai và tư vấn phụ nữ có thai. Chăm sóc, điều trị thai nghén bệnh lý như: rau tiền đạo, dọa sẩy, dọa đẻ non, tiền sản giật....
2. Sàng lọc trước sinh cho mẹ và bé, sàng lọc sau sinh cho trẻ.
3. Tắm bé, massage sơ sinh, chăm sóc sơ sinh, lấy máu gót chân
4. Cắt rốn thì 2
5. Mổ lấy thai, mổ đẻ trọn gói
6. Thực hiện đỡ đẻ thường Kangaroo da kề da, đỡ đẻ khó, đẻ không đau.
7. Khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý Phụ khoa: Rong kinh – rong huyết, các rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh, viêm nhiễm phụ khoa, ung thư phụ khoa…
8. Khám, chẩn đoán ung thư sớm của các bệnh phụ khoa.
9. Phẫu thuật các bệnh phụ khoa đường bụng và Nội soi như: u buồng trứng, u xơ tử cung, chửa ngoài tử cung, cắt tử cung hoàn toàn, cắt tử cung bán phần…
11. Cấy que tránh thai, đặt dụng cụ tử cung, tháo dụng cụ tử cung, sinh đẻ kế hoạch...
12. Thẩm mỹ tầng sinh môn.
13. Khám và điều trị vô sinh.
14. Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, đào tạo các học sinh trường cao đẳng y Quảng Ninh, đi học tập tại khoa.
15. Chỉ đạo tuyến: cử bác sỹ hỗ trợ về chuyên môn cho trạm y tế xã phường của Móng Cái.
4. Hoạt động chuyên môn
Khoa sản gồm có : phòng khám sản phụ khoa, phòng đẻ, phòng điều trị.
4.1. Phòng khám:
- Khám quản lý thai cho các thai phụ từ khi bắt đầu có thai cho đến lúc sinh phát hiện sớm, điều trị các bất thường trong thai kỳ.
- Tư vấn trước sinh cho các thai phụ những kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần thiết cho quá trình mang thai và sau sinh bằng cách tổ chức các lớp tư vấn trước sinh, khám sàng lọc trước sinh.
- Khám, phát hiện và điều trị ngoại trú các bệnh phụ khoa thông thường như viêm nhiễm sinh dục, rối loạn kinh nguyệt...
- Khám, phát hiện, chuyển vào các phòng điều trị các bệnh nhân có các bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung...
- Khám phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào học âm đạo cổ tử cung , soi cổ tử cung
- Kế hoạch hóa gia đình: cung cấp các dịch vụ đình chỉ thai nghén trong 03 tháng đầu của thai kỳ, tư vấn các biện pháp tránh thai .
4.2. Phòng đẻ
- Phòng đẻ là bộ phận đầu sóng ngọn gió của khoa, mỗi năm phòng tiếp nhận theo dõi, đỡ đẻ và mổ lấy thai cho khoảng 1500 sản phụ trong đó khoảng 500 ca phải mổ lấy thai và bên cạnh đó cũng phải chăm sóc một số lượng tương đương các cháu sơ sinh của các bà mẹ nói trên. Tính trung bình mỗi ngày có khoảng 3-5 trẻ sơ sinh được sinh ra tại phòng đẻ.Tại đây các sản phụ được các bác sỹ, nữ hộ sinh thăm khám kỹ lưỡng và theo dõi sát sao các triệu chứng của chuyển dạ như tim thai, cơn co tử cung, độ mở cổ tử cung, độ lọt. Khi sản phụ sắp đẻ sẽ được chuyển vào phòng đẻ.
Phòng đẻ được thiết kế và trang bị theo chuẩn quốc gia bao gồm bàn đẻ, máy theo dõi tim thai liên tục (monitoring), máy theo dõi mạch huyết áp, máy truyền dịch, bàn hồi sức sơ sinh , hệ thống oxy và máy hút, điều hoà không khí hai chiều,....
Các trường hợp đẻ khó phải mổ lấy thai sẽ được chuẩn bị thủ tục tại phòng đẻ sau đó chuyển lên khoa phẫu thuật. Tại đây sau khi sản phụ được gây tê tủy sống các bác sỹ của phòng đẻ sẽ tiến hành mổ lấy thai . Sau 5-10 phút thai nhi sẽ được lấy ra. Ca mổ kết thúc trong khoảng 1 tiếng sau đó. Sơ sinh được hồi sức ngay tại phòng mổ, làm rốn và chuyển về khoa sản. Sản phụ sau mổ sẽ được theo dõi 1-6 tiếng tại khoa gây mê hồi tỉnh sau đó được chuyển về khu điều trị của khoa sản.
- Tại đây cũng tiến hành các thủ thuật như: sinh thiết, cắt polype, khâu vòng cổ tử cung, đình chỉ thai nghén cho các trường hợp có thai mà mẹ mắc bệnh lý nội, ngoại khoa không thể tiếp tục mang thai, các trường hợp đình chỉ thai khó khăn khó khăn như có thai trên tử cung mổ cũ, có thai trên tử cung bất thường...v.v
4.3. Khu điều trị
- Chuẩn bị bệnh nhân để mổ và chăm sóc các trường hợp bệnh lý phụ khoa: bao gồm các phẫu thuật cắt u nang buồng trứng, u xơ tử cung, phẫu thuật sa sinh dục, chửa ngoài tử cung, ung thư phụ khoa, tạo hình thẩm mỹ...v.v. Các kỹ thuật mổ nội soi….
- Chăm sóc, điều trị sau đẻ thường, sau mổ lấy thai, sau mổ phụ khoa. Tại đây các sản phụ được theo dõi sát sau đẻ, làm vệ sinh tầng sinh môn hàng ngày, được tư vấn về dinh dưỡng, cách chăm sóc và nuôi con bằng sữa mẹ...v.v. Các sản phụ được theo dõi sau đẻ 3-5 ngày trước khi ra viện.
- Hàng ngày các cháu được tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm và thay tã lót . Các sơ sinh sau khi đẻ tại sẽ được tiêm Vitamin K phòng xuất huyết não, tiêm vacxin phòng viêm gan B miễn phí theo chương trình tiêm chủng của thành phố. lấy máu gót chân làm xét nghiệm sàng lọc sơ sinh.
- Điều trị các trường hợp thai nghén bệnh lý như tiền sản giật, sản giật, rau tiền đạo, mổ cũ, dọa sảy thai, dọa đẻ non…
THÀNH TÍCH NỔI BẬT
- Đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến
- Được trao Giấy khen của Sở Y Tế
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
- Đào tạo, bồi dưỡng: Tiếp tục đào tạo, nâng cao tay nghề của các thành viên trong khoa để đáp ứng với kỹ thuật phát triển mới: Chẩn đoán trước sinh, IUI.
- Nghiên cứu khoa học, phát triển những kỹ thuật mới, áp dụng cho điều trị bệnh nhân đạt kết quả cao.
- Xây dựng khoa đạt danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc”
- Hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
HÌNH ẢNH GIỚI THIỆU VỀ KHOA: