PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG

 “Nâng cao chất lượng chăm sóc – Hướng tới sự hài lòng của người bệnh”

 

          Phòng Điều dưỡng Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái được thành lập năm 2008. Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, phòng Điều dưỡng sau khi được thành lập với chức năng nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định và một số chức năng theo quy chế bệnh viện.

I. CƠ CẤU, NHÂN SỰ

 

Trưởng phòng: Ths.Phạm Thị Lưu

 

 

 

Tổng số nhân sự: 02 cán bộ, nhân viên

+ 01 Thạc sĩ Quản lý Bệnh viện – Cử nhân điều dưỡng.

+ 01 Hộ sinh cao đẳng

Hệ thống điều dưỡng của trung tâm: 106 người

Trình độ: + Sau đại học: 03 (Thạc sĩ Quản lý bệnh viện: 01; Chuyên khoa I: 02)

                + Đại học: 28 (Điều dưỡng: 24 , Hộ sinh: 01, Kỹ thuật y: 03)

                + Cao đẳng: 67 (Điều dưỡng: 50 , Hộ sinh: 08, Kỹ thuật y: 09)

                + Trung cấp Điều dưỡng: 05

                + Y sĩ: 03

Tổ công tác xã hội: 03 người, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm

 Tổ dinh dưỡng – tiết chế: 05 người, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm

       +      +

 

II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

1. Vị trí, chức năng:

Phòng Điều dưỡng có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Trung tâm xây dựng chương trình công tác, kế hoạch hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của công tác Điều dưỡng, công tác Dinh dưỡng tiết chế, công tác xã hội trong Trung tâm theo Thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện; Thông tư 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện; Thông tư số 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế “Quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện”.

Tham mưu Ban Giám đốc xây dựng Đề án, kế hoạch cải tiến chất lượng bệnh viện về các tiêu chí liên quan đến công tác điều dưỡng, dinh dưỡng tiết chế , công tác xã hội theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng của Bộ Y tế. Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện và theo dõi, giám sát, tổng kết hoạt động cải tiến chất lượng đã tham mưu.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

2.1. Nhiệm vụ công tác Điều dưỡng:

- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng:

+ Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động điều dưỡng, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật, các văn bản liên quan đến hoạt động điều dưỡng của Trung tâm;

+ Xây dựng các mô hình chăm sóc phù hợp với nguồn lực và cơ cấu tổ chức của Trung tâm.

- Quản lý điều hành chuyên môn:

+ Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động điều dưỡng.

+ Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động điều dưỡng theo quy định.

- Quản lý nhân sự:

+ Phối hợp các khoa, phòng liên quan xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đề xuất tuyển dụng, bố trí, điều động điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.

+ Xây dựng mô tả công việc cho các thành viên của phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, kỹ thuật y trưởng khoa, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BYT và Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

+ Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá và chịu trách nhiệm đánh giá năng lực điều dưỡng định kỳ hằng năm và trước khi tuyển dụng;

+ Tham gia đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các vị trí điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật y trưởng khoa;

+ Tham gia đề xuất khen thưởng, kỷ luật các cá nhân, tập thể điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y có thành tích hoặc vi phạm theo quy định.

- Đào tạo, nghiên cứu khoa học:

+ Nghiên cứu, khảo sát phát hiện các nội dung cần cải thiện trong quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động điều dưỡng;

+ Thường xuyên đánh giá, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều dưỡng;

+ Đề xuất việc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thi nâng hạng của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y theo quy định;

+ Xây dựng kế hoạch, chương trình, tài liệu và thực hiện đào tạo mới, đào tạo liên tục; tổ chức khảo sát, đánh giá, phát hiện các điểm cần cải thiện trong đào tạo;

+ Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến chất lượng chăm sóc, thực hành chăm sóc dựa vào bằng chứng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

- Tham gia đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất liên quan đến hoạt động điều dưỡng, giám sát chất lượng và kiểm tra việc sử dụng, bảo quản theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc trung tâm Y tế phân công.

2.2. Nhiệm vụ công tác Xã hội

- Tổ công tác xã hội  là đầu mối tham mưu Giám đốc Trung tâm ban hành các quy định cụ thể, tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định tại Thông tư 43/2015/TT - BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y  tế Quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện.

- Tổ công tác xã hội thực hiện nhiệm vụ quy định tại là đầu mối phối hợp với các phòng chức năng, các khoa chuyên môn, nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội trong Trung tâm.

- Xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng công tác xã hội tại Trung tâm.

3. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học thuộc lĩnh vực phòng quản lý.

4. Thực hiện phối hợp với các khoa, phòng trong công tác bảo vệ môi trường Sáng, xanh, sạch, đẹp.

5. Thực hiện quản lý sử dụng hiệu quả tài sản, trang  thiết bị được cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Trung tâm về tăng cường tiết kiệm, tránh lãng điện, nước, vật tư văn phòng. Phân công cán bộ mở sổ theo dõi tài sản. Phối hợp với phòng Tài chính kế toán kiểm kê tài sản của phòng hàng năm theo quy định. Báo cáo mọi mặt hoạt động theo quy định của Trung tâm.

6. Thực hiện quản lý người làm việc tại phòng về đảm bảo kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp theo các quy định hiện hành. Giám sát các nhân viên của các công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ, vệ sinh, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân theo các quy định của Trung tâm đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự của khoa và toàn Trung tâm.

7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.

2.3. Nhiệm vụ Dinh dưỡng – Tiết chế

- Tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm về hoạt động dinh dưỡng.

- Đầu mối xây dựng tài liệu tư vấn, truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho người bệnh, người nhà người bệnh và các đối tượng khác trong bệnh viện.

III. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

- Năm 2021: Giấy khen của Uỷ ban nhân dân thành phố “Đã có thành tích xuất sắc, đột xuất trong công tác tổ chức và thực hiện chiến dịch tiêm phòng Vắc xin Covid-19 trên địa bàn thành phố Móng Cái, năm 2021”

- Năm 2021, 2022: Giấy khen của Sở Y tế Quảng Ninh “Đạt nhiều thành tích trong công tác và phong trào thi đua”

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

          Hướng tới đạt chuẩn năng lực nghề nghiệp theo Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam.

          Tăng cường chất lượng dịch vụ Điều dưỡng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và tăng cường sự hài lòng của Người bệnh, người nhà người bệnh.

          Củng cố hệ thống quản lý Điều dưỡng, tăng cường năng lực quản lý và điều hành của cán bộ quản lý điều dưỡng tại các khoa phòng trong Trung tâm Y tế.

 

HÌNH ẢNH GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG:

Trong 2 năm 2021, 2022: Phòng được nhận Giấy khen của Sở Y tế Quảng Ninh “Đạt nhiều thành tích trong công tác và phong trào thi đua”

 

Họp Hội đồng người bệnh tại TTYT

 

Các hoạt động thiện nguyện triển khai tại TTYT: Phát cơm, cháo, cắt tóc miễn phí, phát quà cho bệnh nhân khó khăn