CHỦ ĐỘNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
Thời gian vừa qua, tình hình bệnh sốt xuất huyết một số địa phương trong cả nước có diễn biến phức tạp. Tại thành phố Móng Cái, từ đầu tháng 10/2023, đã ghi nhận một số ca mắc Sốt xuất huyết, qua giám sát véc tơ tại ổ dịch các chỉ số giám sát véc tơ đều vượt ngưỡng gây dịch.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Thời gian vừa qua, tình hình bệnh sốt xuất huyết một số địa phương trong cả nước có diễn biến phức tạp. Tại thành phố Móng Cái, từ đầu tháng 10/2023, đã ghi nhận một số ca mắc Sốt xuất huyết, qua giám sát véc tơ tại ổ dịch các chỉ số giám sát véc tơ đều vượt ngưỡng gây dịch.
Nhân viên y tế của Trung tâm y tế TP Móng Cái tuyên truyền, hướng dẫn người dân xử lý các vật dụng chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
Thành phố Móng Cái là địa bàn có số lượng lớn người dân giao thương đi lại từ các địa phương khác, bên cạnh đó nhiều hộ gia đình vẫn còn tâm lý chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết như: sử dụng vật chứa nước mưa nhưng không đậy kín, tồn động các vật phế thải chứa nước quanh nhà đã trở thành nơi cho muỗi đẻ trứng…, nguy cơ phát sinh ổ dịch sốt xuất huyết trên địa bàn là rất lớn.
Ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành, địa phương, rất cần ý thức của mỗi gia đình trong việc loại trừ các ổ sinh sản của muỗi, áp dụng các biện pháp phòng, chống muỗi đốt và đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết để được tư vấn, điều trị kịp thời.
Để chủ động công tác phòng chống dịch, không để dịch bùng phát, lan rộng, người dân cần tự giác thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Khuyến cáo các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết:
1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng
2. Thả cá vào li, chum, vại, bể nước để diệt lâng quăng, bọ gậy
3. Thường xuyên thay rửa dụng cụ chứa nước, thay nước bình hoa, đổ nước đọng tại khay nước thải tủ lạnh
4. Bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn
5. Loại bỏ, lật úp các vật phế thải như chai, lọ, vỏ dừa, lốp, vỏ xe cũ, các hốc chứa nước
6. Ngủ màn, mặc quần áo daif phòng muỗi đốt , ngay cả ban ngày
7. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt loăng quăng, bọ gậy và các đợt phun hóa chất diệt muỗi.
8. Khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.