• Đăng nhập
  • Sở y tế
  • RSS
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Sức khỏe
  • Dịch vụ
  • Văn bản pháp quy
  • Thủ tục hành chính
  • Dành cho khách hàng
  • Liên hệ
  • Thông tin nội bộ
  • Trang chủ
    • Công bố danh sách người thực hành chuyên môn
    • Thông tin thầu
  • Giới thiệu
    • Tổ chức bộ máy
    • Ban giám đốc
    • Khối văn phòng
      • Phòng kế hoạch nghiệp vụ
      • Phòng tổ chức hành chính
      • Phòng tài chính kế toán
      • Phòng Điều dưỡng
      • Khoa Kiểm soát bệnh tật - YTCC-ATTP
      • Phòng Dân số - Truyền thông Và giáo dục sức khỏe
    • Khoa điều trị - Cận lâm sàng
      • Khoa khám bệnh
      • Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu
      • Khoa nội
      • Khoa nhi
      • Khoa Phụ sản & CSSKSS
      • Khoa ngoại
      • Khoa GMHS - Cấp cứu - Phẫu thuật - Chống độc
      • Khoa liên chuyên khoa
      • Khoa Truyền Nhiễm
      • Khoa Y học cổ truyền & PHCN
      • Khoa Răng hàm mặt - Mắt - Tai mũi họng
      • Khoa Dược - Trang thiết bị - Vật tư y tế
      • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
      • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
      • Khoa xét nghiệm
    • Hình ảnh hoạt động
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • Hoạt động của TTYT TP Móng Cái
    • Thời sự Y khoa
    • Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh
      • Thông điệp
    • Dịch vụ kỹ thuật mới
    • Đào tạo hợp tác
    • Tuyển dụng
  • Sức khỏe
    • Tư vấn sức khỏe
    • Bệnh thường gặp
    • Tư vấn tiêm chủng Vaccine
    • Tư vấn tiêm phòng dại
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ tiêm chủng Vaccine
    • Dịch vụ khám sức khỏe
    • Dịch vụ khám chữa bệnh từ xa
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản của Tỉnh
    • Văn bản của Thành phố
    • Văn bản chỉ đạo phòng chống Covid-19
  • Thủ tục hành chính
    • 1- Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
    • 2 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuồi
    • 3 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người đủ 18 tuổi trở lên
    • 4 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe định kỳ
    • 5 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người lái xe/ Khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe ô tô
    • 6 - Quy trình cấp Tóm tắt hồ sơ bệnh án
    • 7 - Quy trình cấp bản phô tô Hồ sơ bệnh án
    • 8 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận thương tích
    • 9 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận thương tích tạm thời
    • 10 - Quy trình cấp Giấy báo tử
    • 11 - Quy trình cấp lại Giấy báo tử do bị mất hoặc sai lệch thông tin
    • 12 - Quy trình cấp lại Giấy chứng sinh đối với trường hợp bị mất hoặc hư hỏng
    • 13 - Quy trình cấp lại Giấy chứng sinh bị nhầm lẫn khi ghi chép cung cấp thông tin.
    • 14 - Quy trình cấp lại Giấy ra viện bị mất hoặc hư hỏng
    • 15 - Quy trình cấp lại Giấy chứng nhận phẫu thuật do bị mất hoặc hư hỏng
  • Dành cho khách hàng
    • Tra cứu giá dịch vụ
    • Tra cứu giá thuốc
    • Đặt lịch khám
    • Thông tin thuốc & biệt dược
    • Quy trình khám bệnh
    • Những câu hỏi thường gặp
    • Chính sách người bệnh
    • Bảo hiểm Y tế
  • Liên hệ
    • Lịch công tác
  • Thông tin nội bộ
    • Thông báo & thông tin thuốc
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh
Thứ 5, 28/07/2022 | 10:29
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người mắc đái tháo đường - suy thận nên ăn uống thế nào để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh?

Đọc bài Lưu

Người bệnh đái tháo đường - suy thận thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, ổn định đường máu và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Người bệnh đái tháo đường - suy thận thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, ổn định đường máu và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Kiểm soát bệnh thận tiến triển trên bệnh nhân đái tháo đường đòi hỏi phải tiếp cận tích cực từ nhiều mặt, bao gồm thuốc, chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận, ổn định đường máu và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường.

Dưới đây là một số thông tin về chế độ dinh dưỡng mà người bệnh đái tháo đường suy thận cần biết và thực hành hợp lý, tránh kiêng quá mức.

 

1. Các nguyên tắc dinh dưỡng trong bệnh lý đái tháo đường - suy thận

- Cung cấp đủ năng lượng, ở mức 30 – 35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.

- Giảm protein xuống còn 0,6-0,8g/kg cân nặng thực/ ngày.

Khi tính lượng đạm của người bệnh suy thận cần dựa vào cân nặng thực tế để tránh tăng gánh nặng cho thận.

* Ví dụ người bệnh có cân nặng thực là 50kg, lượng đạm được tính bằng 50 x 0.8 = 40g đạm/ ngày. Tỉ lệ đạm động vật chiếm ½ và đạm thực vật chiếm ½ tổng số. Vậy đạm động vật = 40/2 = 20g/ ngày.

Cần hết sức chú ý: 1 lạng thịt nạc chứa khoảng 20g đạm. Do đó người bệnh này có thể ăn 1 lạng thịt nạc/ ngày (thịt lợn nạc/ bò nạc/ gà nạc/ cá/ tôm… tỷ lệ đạm gần như nhau).

- Chất bột đường ở mức 60 – 65% tổng năng lượng. Nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường máu thấp, trung bình. Trường hợp ăn các thực phẩm có chỉ số đường máu cao, cần phối hợp với nhiều chất xơ.

- Tăng cường chất xơ: 20 - 30g/ ngày. Trong trường hợp có tăng kali máu (>4,5 mmol/l) hoặc thiểu niệu, vô niệu cần phải ăn giảm lượng rau; khi kali máu trên 5.5 mmol/l thì không ăn rau quả. => gây ra tình trạng thiếu chất xơ, lúc này có thể dùng gói chất xơ thay thế cho rau để không gây tăng kali máu mà vẫn đủ nhu cầu chất xơ làm hạn chế tăng đường máu sau ăn.

- Ăn nhạt khi có phù: 2 – 3 g muối/ngày, nếu không phù và natri máu bình thường: ăn khoảng 5g muối/ ngày (gần như người bình thường). Không nên hiểu rằng cứ bị suy thận thì lúc nào cũng ăn nhạt, mà cần chú ý điều chỉnh lượng muối theo điện giải, khi hàm lượng natri trong máu bị giảm thì vẫn cần ăn chế độ có lượng muối như bình thường.

- Khi có phù: lượng nước đưa vào hạn chế theo công thức:

Lượng nước uống vào = lượng nước tiểu 24h + lượng dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy… + 300 đến 500ml (tùy theo mùa).

2. Lời khuyên dinh dưỡng

2.1. Lựa chọn thực phẩm

 

 

Thực phẩm nên dùng

  • Các loại gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn, bún, phở, bánh đúc… (Nên chọn các loại gạo lứt, bánh mỳ đen hoặc ngũ cốc xay xát dối).
  • Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo, giàu sắt như: thịt nạc, cá nạc, tôm, cua…
  • Các loại dầu thực vật có các acid béo không no cần thiết cho cơ thể như: dầu hạt cải, dầu mè, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành...
  • Các loại rau ít đạm và có lượng đạm trung bình như: bầu, bí, su su, các loại rau họ cải.
  • Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: roi, thanh long, bưởi, ổi, cam, đu đủ chín… Các loại sữa có chỉ số đường huyết thấp hoặc sữa ít đạm.

* Lưu ý khi ăn các thực phẩm khác thay thế cho cơm như bún/ phở/ bánh cuốn… vẫn cần phối hợp ăn nhóm chất xơ trước.

 

 

Khi ăn bún/ phở/ bánh cuốn… người bệnh vẫn cần phối hợp ăn nhóm chất xơ trước.

Thực phẩm hạn chế dùng

  • Bánh mỳ trắng, mỳ tôm.
  • Các loại bột tinh chế; bột sắn, bột dong…
  • Các thực phẩm chứa nhiều cholesterol : óc, lòng, gan, tim,…
  • Các thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối: giò, chả, thịt muối, cá muối, pate, đồ hộp,…
  • Mỡ động vật, bơ.
  • Các loại rau nhiều đạm: rau muống, rau ngót, rau giền, giá đỗ, đậu quả.
  • Các loại thức ăn cổ truyền chứa nhiều muối: dưa muối, cà muối…
  • Các loại quả có hàm lượng đường cao: táo, na, nhãn, vải, mít, chuối, hồng xiêm, chôm chôm…

Thực phẩm không nên dùng

  • Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường, nước ngọt có đường… (chỉ nên dùng khi có biểu hiện hạ đường huyết).
  • Các loại quả sấy khô.
  • Rượu, bia.
  • Các loại quả chua.

2. 2 Chế biến thực phẩm

 

 

Không nên chế biến các loại khoai củ dưới dạng nướng. Ảnh internet

  • Hạn chế các loại mỡ động vật.
  • Các loại khoai củ: không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao.
  • Hạn chế sử dụng các loại nước quả ép, xay sinh tố: nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.

Người bệnh chú ý không nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc, nên ăn phối hợp các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao với các thực phẩm có nhiều chất xơ.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

 

https://suckhoedoisong.vn/nguoi-mac-dai-thao-duong-suy-than-nen-an-uong-the-nao-de-lam-cham-qua-trinh-tien-trien-cua-benh-169220720103310791.htm


Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết khác

5 loại trái cây giúp người mắc bệnh cúm tăng sức đề kháng

Bạn cần biết bù nước đúng cách cho cơ thể mùa nắng nóng

Cúm A xuất hiện trái mùa, làm thế nào để xác định đúng bệnh?

Những người nguy cơ ung thư gan

Cảm cúm mùa hè ở trẻ - Không nên bỏ qua những lưu ý này

  • 1- Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
  • 2 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuồi
  • 3 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người đủ 18 tuổi trở lên
  • 4 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe định kỳ
  • 5 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người lái xe/ Khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe ô tô
  • 6 - Quy trình cấp Tóm tắt hồ sơ bệnh án
  • 7 - Quy trình cấp bản phô tô Hồ sơ bệnh án
  • 8 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận thương tích
  • 9 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận thương tích tạm thời
  • 10 - Quy trình cấp Giấy báo tử
  • 11 - Quy trình cấp lại Giấy báo tử do bị mất hoặc sai lệch thông tin
  • 12 - Quy trình cấp lại Giấy chứng sinh đối với trường hợp bị mất hoặc hư hỏng
  • 13 - Quy trình cấp lại Giấy chứng sinh bị nhầm lẫn khi ghi chép cung cấp thông tin.
  • 14 - Quy trình cấp lại Giấy ra viện bị mất hoặc hư hỏng
  • 15 - Quy trình cấp lại Giấy chứng nhận phẫu thuật do bị mất hoặc hư hỏng
Xem thêm
Video Clip

PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI

AN TOÀN THỰC PHẨM TẾT 2024

Khuyến cáo phòng chống đậu mùa khỉ

NGÀNH Y TẾ QUẢNG NINH ĐỒNG LÒNG, CHUNG SỨC XÂY DỰNG TỈNH NHÀ KIỂU MẪU, GIÀU ĐẸP, VĂN MINH, HIỆN ĐẠI

Đau Mắt Đỏ Có Xu Hướng Gia Tăng, Bộ Y Tế Khuyến Cáo 5 Biện Pháp Phòng Chống | SKĐS

Tổng cục Dân số: Thông điệp truyền hình hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới 26/9/2023

Thông điệp - Phòng chống bệnh Tay Chân Miệng (BYT)

THÔNG ĐIỆP PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

Người Bệnh Hen Có Phải Kiêng Đồ Ăn Tanh?

Kịch múa NGỌN LỬA TỪ TRÁI TIM NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG

8 lời khuyên phòng chống sốt xuất huyết

10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của tỏi ngâm mật ong

Những câu hỏi thường gặp

Hiểu đúng về: Hưởng 100% BHYT tuyến tỉnh từ 01/01/2021

Thư viện ảnh
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 119
Tháng 07 : 7.722

Trung tâm y tế Móng Cái

Đơn vị chủ quản : Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh

Địa chỉ: Phường Móng Cái 2, tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 0203.3884.775

Email: ttytmc.syt@quangninh.gov.vn

GP Số: 15/GPTTĐT-STTTT cấp ngày 01/4/2024