• Đăng nhập
  • Sở y tế
  • RSS
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Sức khỏe
  • Dịch vụ
  • Văn bản pháp quy
  • Thủ tục hành chính
  • Dành cho khách hàng
  • Liên hệ
  • Thông tin nội bộ
  • Trang chủ
    • Công bố danh sách người thực hành chuyên môn
    • Thông tin thầu
  • Giới thiệu
    • Tổ chức bộ máy
    • Ban giám đốc
    • Khối văn phòng
      • Phòng kế hoạch nghiệp vụ
      • Phòng tổ chức hành chính
      • Phòng tài chính kế toán
      • Phòng Điều dưỡng
      • Khoa Kiểm soát bệnh tật - YTCC-ATTP
      • Phòng Dân số - Truyền thông Và giáo dục sức khỏe
    • Khoa điều trị - Cận lâm sàng
      • Khoa khám bệnh
      • Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu
      • Khoa nội
      • Khoa nhi
      • Khoa Phụ sản & CSSKSS
      • Khoa ngoại
      • Khoa GMHS - Cấp cứu - Phẫu thuật - Chống độc
      • Khoa liên chuyên khoa
      • Khoa Truyền Nhiễm
      • Khoa Y học cổ truyền & PHCN
      • Khoa Răng hàm mặt - Mắt - Tai mũi họng
      • Khoa Dược - Trang thiết bị - Vật tư y tế
      • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
      • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
      • Khoa xét nghiệm
    • Hình ảnh hoạt động
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • Hoạt động của TTYT TP Móng Cái
    • Thời sự Y khoa
    • Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh
      • Thông điệp
    • Dịch vụ kỹ thuật mới
    • Đào tạo hợp tác
    • Tuyển dụng
  • Sức khỏe
    • Tư vấn sức khỏe
    • Bệnh thường gặp
    • Tư vấn tiêm chủng Vaccine
    • Tư vấn tiêm phòng dại
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ tiêm chủng Vaccine
    • Dịch vụ khám sức khỏe
    • Dịch vụ khám chữa bệnh từ xa
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản của Tỉnh
    • Văn bản của Thành phố
    • Văn bản chỉ đạo phòng chống Covid-19
  • Thủ tục hành chính
    • 1- Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
    • 2 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuồi
    • 3 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người đủ 18 tuổi trở lên
    • 4 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe định kỳ
    • 5 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người lái xe/ Khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe ô tô
    • 6 - Quy trình cấp Tóm tắt hồ sơ bệnh án
    • 7 - Quy trình cấp bản phô tô Hồ sơ bệnh án
    • 8 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận thương tích
    • 9 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận thương tích tạm thời
    • 10 - Quy trình cấp Giấy báo tử
    • 11 - Quy trình cấp lại Giấy báo tử do bị mất hoặc sai lệch thông tin
    • 12 - Quy trình cấp lại Giấy chứng sinh đối với trường hợp bị mất hoặc hư hỏng
    • 13 - Quy trình cấp lại Giấy chứng sinh bị nhầm lẫn khi ghi chép cung cấp thông tin.
    • 14 - Quy trình cấp lại Giấy ra viện bị mất hoặc hư hỏng
    • 15 - Quy trình cấp lại Giấy chứng nhận phẫu thuật do bị mất hoặc hư hỏng
  • Dành cho khách hàng
    • Tra cứu giá dịch vụ
    • Tra cứu giá thuốc
    • Đặt lịch khám
    • Thông tin thuốc & biệt dược
    • Quy trình khám bệnh
    • Những câu hỏi thường gặp
    • Chính sách người bệnh
    • Bảo hiểm Y tế
  • Liên hệ
    • Lịch công tác
  • Thông tin nội bộ
    • Thông báo & thông tin thuốc
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh
Thứ 4, 01/06/2022 | 15:49
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Đọc bài Lưu

SKĐS - Khi có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn điều trị cụ thể. Ngoài việc dùng thuốc, cần lưu ý chế độ chăm sóc, đặc biệt là vệ sinh và dinh dưỡng thật tốt… để phòng ngừa biến chứng và giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe.

SKĐS - Khi có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn điều trị cụ thể. Ngoài việc dùng thuốc, cần lưu ý chế độ chăm sóc, đặc biệt là vệ sinh và dinh dưỡng thật tốt… để phòng ngừa biến chứng và giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe.

Dưới đây là lời khuyên của ThS. BS Trương Văn Quý - Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E về những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng.

 

 

ThS. BS Trương Văn Quý - Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E

1. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng cần được điều trị đúng cách

Theo ThS. BS Trương Văn Quý, trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường có biểu hiện mệt mỏi, sốt tùy mức độ từ nhẹ đến sốt cao 39-40 độ. Sau đó xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2 - 3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ.

Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét làm trẻ đau rát, khó ăn uống. Tiếp đó ở bàn chân, bàn tay, mông cũng xuất hiện các mụn nước, bọng nước, không gây đau rát.

Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần được khám điều trị và theo dõi sát để có thể kịp thời phát hiện các biểu hiện nặng của bệnh.

Bệnh có thể biểu hiện thể nhẹ dưới dạng tổn thương da, niêm mạc, sốt nhẹ, mệt mỏi hoặc ở những thể nặng như tổn thương thần kinh biểu hiện như li bì, giật mình, yếu liệt chi. Thậm chí rất nặng như tổn thương cơ qua hô hấp và tuần hoàn với biểu hiện khó thở, phù phổi cấp. Bệnh tay chân miệng thể nặng cần được theo dõi và điều trị tại bệnh viện, đặc biệt ở những cơ sở y tế có các trung tâm hồi sức Nhi khoa.

Vì vậy, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được hướng dẫn điều trị đúng cách.

  • 6 lý do khiến bệnh tay chân miệng nguy hiểm với trẻ emĐỌC NGAY

2. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và các điều trị hỗ trợ. Thông thường bệnh diễn biến trong vòng 1 tuần đến 10 ngày thì các triệu chứng sẽ hết.

Nếu trẻ phải nhập viện điều trị, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị của bác sĩ. Các trường hợp trẻ mắc bệnh nhẹ, bác sĩ có thể cho điều trị tại nhà. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để trẻ nhanh khỏi và phòng ngừa biến chứng.

Trước hết cần cách ly trẻ bệnh tại nhà. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ thì dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn. Ngoài ra có thể chườm ấm cho trẻ cũng góp phần giảm thân nhiệt và giảm số lần dùng thuốc hạ sốt.

Theo dõi nếu trẻ có các biểu hiện như: Sốt cao trên 39 độ, hạ sốt không giảm, trẻ li bì, giật mình, run tay chân, yếu liệt chi, tím tái… thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc.

 

 

Trẻ mắc tay chân miệng cần được bác sĩ khám và hướng dẫn điều trị đúng cách.

3. Giữ vệ sinh phòng ngừa bội nhiễm

Để phòng tránh bội nhiễm, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh da cho trẻ, vệ sinh các vùng da có mụn phỏng, nhất là các vết loét trong miệng.

4. Chú ý đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng ngoài việc dùng thuốc và vệ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ, cần có chế độ chăm sóc nâng cao thể trạng cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống đủ dinh dưỡng.

- Do trẻ sẽ rất khó chịu, đau rát miệng và chán ăn nên cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng, ấm, chia thành nhiều bữa nhỏ. Thức ăn nên xay nhỏ, nấu thành cháo, súp giúp trẻ ăn dễ hơn và dễ hấp thu hơn.

- Để tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ nhanh hồi phục sau khi nhiễm trùng đường hô hấp, cha mẹ nên lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin A, C như: thịt, trứng, sữa, cá, tôm…; các loại rau có màu xanh sẫm; các loại củ quả có màu vàng đỏ… trong các bữa ăn của trẻ.

Đặc biệt nên cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều kẽm như: thịt gà, lòng đỏ trứng... vì chất kẽm vừa có tác dụng tăng cường sức đề kháng vừa làm các vết thương, vết loét chóng lành hơn, giúp trẻ nhanh hồi phục.

 

 

Nên cho trẻ bị tay chân miệng ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu.

Cần lưu ý: Thức ăn cho trẻ cần được lựa chọn từ nguồn thực phẩm an toàn, đảm bảo đã nấu chín kỹ. Vật dụng ăn uống phải rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi). Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa...

Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.

Theo: Suckhoedoisong.vn

https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-cha-me-can-luu-y-khi-cham-soc-tre-mac-benh-tay-chan-mieng-169220522184148789.htm


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết khác

6 lý do khiến bệnh tay chân miệng nguy hiểm với trẻ em

Tầm soát liên cầu khuẩn nhóm B trong thai kỳ để phòng lây nhiễm từ mẹ sang con

10 loại thực phẩm tốt cho tim mạch

Những loại thực phẩm tốt cho phổi

5 đồ uống giàu chất điện giải tốt cho F0 và hậu COVID-19

  • 1- Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
  • 2 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuồi
  • 3 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người đủ 18 tuổi trở lên
  • 4 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe định kỳ
  • 5 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người lái xe/ Khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe ô tô
  • 6 - Quy trình cấp Tóm tắt hồ sơ bệnh án
  • 7 - Quy trình cấp bản phô tô Hồ sơ bệnh án
  • 8 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận thương tích
  • 9 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận thương tích tạm thời
  • 10 - Quy trình cấp Giấy báo tử
  • 11 - Quy trình cấp lại Giấy báo tử do bị mất hoặc sai lệch thông tin
  • 12 - Quy trình cấp lại Giấy chứng sinh đối với trường hợp bị mất hoặc hư hỏng
  • 13 - Quy trình cấp lại Giấy chứng sinh bị nhầm lẫn khi ghi chép cung cấp thông tin.
  • 14 - Quy trình cấp lại Giấy ra viện bị mất hoặc hư hỏng
  • 15 - Quy trình cấp lại Giấy chứng nhận phẫu thuật do bị mất hoặc hư hỏng
Xem thêm
Video Clip

PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI

AN TOÀN THỰC PHẨM TẾT 2024

Khuyến cáo phòng chống đậu mùa khỉ

NGÀNH Y TẾ QUẢNG NINH ĐỒNG LÒNG, CHUNG SỨC XÂY DỰNG TỈNH NHÀ KIỂU MẪU, GIÀU ĐẸP, VĂN MINH, HIỆN ĐẠI

Đau Mắt Đỏ Có Xu Hướng Gia Tăng, Bộ Y Tế Khuyến Cáo 5 Biện Pháp Phòng Chống | SKĐS

Tổng cục Dân số: Thông điệp truyền hình hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới 26/9/2023

Thông điệp - Phòng chống bệnh Tay Chân Miệng (BYT)

THÔNG ĐIỆP PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

Người Bệnh Hen Có Phải Kiêng Đồ Ăn Tanh?

Kịch múa NGỌN LỬA TỪ TRÁI TIM NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG

8 lời khuyên phòng chống sốt xuất huyết

10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của tỏi ngâm mật ong

Những câu hỏi thường gặp

Hiểu đúng về: Hưởng 100% BHYT tuyến tỉnh từ 01/01/2021

Thư viện ảnh
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 307
Tháng 07 : 10.103

Trung tâm y tế Móng Cái

Đơn vị chủ quản : Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh

Địa chỉ: Phường Móng Cái 2, tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 0203.3884.775

Email: ttytmc.syt@quangninh.gov.vn

GP Số: 15/GPTTĐT-STTTT cấp ngày 01/4/2024