Những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại vi rút SASR-COV-2. Đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất giúp cơ thể tạo ra hàng rào miễn dịch bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cũng giúp ngăn ngừa khả năng bị bệnh nặng và giảm nguy cơ tử vong ngay cả khi đang nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, để đảm bảo việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 an toàn, hiệu quả, người đi tiêm vắc xin cần nắm được một số lưu sau:
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại vi rút SASR-COV-2. Đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất giúp cơ thể tạo ra hàng rào miễn dịch bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cũng giúp ngăn ngừa khả năng bị bệnh nặng và giảm nguy cơ tử vong ngay cả khi đang nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, để đảm bảo việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 an toàn, hiệu quả, người đi tiêm vắc xin cần nắm được một số lưu sau:
Lưu ý trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19
Ăn uống và ngủ đủ giấc để giữ cho mình trạng thái tốt nhất trước khi tiêm.
Giữ cho cơ thể đủ nước giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn.
Tránh uống rượu trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19
Chuẩn bị giấy bút và các giấy tờ, thông tin cá nhân cần thiết như: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người sẽ tiêm; bảo hiểm y tế của người sẽ tiêm; đơn thuốc của người đi tiêm đã uống gần đây hoặc các giấy chứng nhận tiêm vắc xin khác được tiêm trong khoảng thời gian gần đây nhất (nếu có).
Tải ứng dụng sổ sức khỏe điện tử về điện thoại thông minh và khai báo những thông tin cần thiết.
Chủ động nói rõ cho cán bộ y tế về tình hình sức khỏe cá nhân như: Tình trạng sức khỏe hiện tại; các bệnh mạn tính đang được điều trị; các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây; tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào; nếu lần tiêm thứ 2, nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm vắc xin trước; tình trạng nhiễm vi rút hoặc mắc Covid-19 (nếu có); các loại vắc xin được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua; tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú (nếu đối tượng là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ)…
Chủ động hỏi thông tin về vắc xin mà mình được tiêm, thời gian tiêm mũi tiếp theo, những phản ứng thông thường sau khi tiêm. Nhớ ghi lại số điện thoại và các cơ sở y tế có thể liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
Không nên một mình lái xe đến chỗ tiêm, nên nhờ một người khác đi cùng để có thể đưa bản thân về sau khi tiêm.
Chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt để phòng những trường hợp phản ứng sau khi tiêm.
Lưu ý trong khi tiêm vắc xin phòng COVID-19
Khai báo y tế tại chỗ tiêm theo hướng dẫn của cán bộ y tế
Tuân thủ quy tắc 5K: Mang khẩu trang và giữ khoảng cách khi tiêm.
Khám sàng lọc: Đo huyết áp, nhịp tim, phổi,…
Cán bộ y tế sẽ tư vấn bệnh nền (nếu có).
Không đắp hay bôi bất cứ thứ gì vào chỗ tiêm.
Khám sàng lọc kỹ lưỡng trước tiêm
Lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19
Bắt buộc phải ở lại tại chỗ tiêm vắc xin ít nhất 30 phút để được theo dõi sức khỏe
Giữ lại giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 của bản thân sau khi tiêm.
Tự theo dõi sức khỏe tại nhà và thông báo tình sức khỏe của mình sau khi tiêm trên app Sổ sức khỏe điện tử.
Tiếp tục tuân thủ quy tắc 5K: Mang khẩu trang và tránh tập trung đông người.
Không tự đi về bằng phương tiện cá nhân nếu bạn thấy không được khỏe sau khi tiêm.
Chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt, nếu sốt cao và mệt mỏi cần có người thân bên cạnh để theo dõi.
Nếu có biểu hiện phản ứng nặng sau khi tiêm như khó thở, căng cứng, ngứa ở họng cần liên hệ ngay với cơ sở y tế.
Sau tiêm, người được tiêm ngồi nghỉ ngơi 30p và theo dõi các phản ứng tại điểm tiêm
Phản ứng sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19
Phản ứng thông thường: Những dấu hiệu thông thường sau khi tiêm mà mọi người có thể gặp phải như sốt cao, nhẹ (tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người), mệt mỏi, đau cơ, đau và sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, ớn lạnh, đau đầu, huyết áp lên xuống,… Những biểu hiện này tương tự như những biểu hiện khi bạn mắc COVID-19, lúc này cơ thể đang đang tạo ra miễn dịch để phòng bệnh.
Phản ứng nghiêm trọng: Sau vài giờ hoặc sau ngày đầu tiên tiêm, sẽ có một số phản ứng nghiêm trọng (rất hiếm xảy ra) như: Tê miệng, vùng quanh miệng và lưỡi; Phát ban, ngứa nổi mẩn đỏ ở da; Cổ họng ngứa, căng cứng, tắc nghẽn; Có vấn đề về đường tiêu hóa như đau quặn bụng, tiêu chảy,…; Vấn đề về hô hấp như khó thở, thở dốc, nghẹt thở; Cơ thể bồn chồn, choáng váng, dễ ngã, tay chân co quắp; Rối loạn ý thức….
Khi có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời./.
Theo: Suckhoequangninh.vn
https://suckhoequangninh.vn/nhung-luu-y-truoc-trong-va-sau-khi-tiem-vac-xin-phong-covid-19/