• Đăng nhập
  • Sở y tế
  • RSS
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Sức khỏe
  • Dịch vụ
  • Văn bản pháp quy
  • Thủ tục hành chính
  • Dành cho khách hàng
  • Liên hệ
  • Tài liệu
  • Thông tin nội bộ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tổ chức bộ máy
      • Ban giám đốc
    • Giới thiệu bệnh viện
    • Khối văn phòng
      • Phòng kế hoạch tổng hợp
      • Phòng tổ chức hành chính
      • Phòng tài chính kế toán
      • Phòng QLCL- CTXH-TTGDSK
      • Phòng Điều dưỡng
      • Phòng dân số
      • KHOA VSATTP & KSDB
      • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
      • Khoa CĐHA & TDCN
      • Khoa xét nghiệm
    • Khoa điều trị
      • Khoa khám bệnh
      • Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu
      • Khoa nội
      • Khoa HSCC-GMHT-TNT
      • Khoa nhi
      • Khoa Truyền Nhiễm
      • Khoa ngoại
      • Khoa liên chuyên khoa
      • Khoa Đông Y - PHCN
      • Khoa Phụ sản & CSSKSS
      • Khoa Dược
    • Hình ảnh hoạt động
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • Hoạt động của TTYT TP Móng Cái
    • Thời sự Y khoa
    • Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh
      • Thông điệp
    • Dịch vụ kỹ thuật mới
    • Đào tạo hợp tác
    • Tuyển dụng
    • Thông tin thầu
    • Thông tin thầu 1
  • Sức khỏe
    • Tư vấn sức khỏe
    • Bệnh thường gặp
    • Tư vấn tiêm chủng Vaccine
    • Tư vấn tiêm phòng dại
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu
    • Dịch vụ tiêm chủng Vaccine
    • Dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh
    • Dịch vụ xét nghiệm sơ sinh
    • Dịch vụ khám sức khỏe
    • Dịch vụ khám chữa bệnh từ xa
    • Dịch vụ phun khử khuẩn
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản của Tỉnh
    • Văn bản của Thành phố
    • Văn bản chỉ đạo phòng chống Covid-19
  • Thủ tục hành chính
    • 1- Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên
    • 2 -Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuổi
    • 3 -Thủ tục Khám sức khỏe định kỳ
    • 4 -Thủ tục Khám cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe
    • 5 -Thủ tục Khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe
    • 6- Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người chưa đủ 18 tuổi; Người từ đủ 18 tuổi trở lên
    • 7- Thủ tục Cấp lại giấy chứng sinh đối với trường hợp bị mất hoặc hư hỏng
    • 8 - Thủ tục Cấp lại giấy chứng sinh đối với trường hợp nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh
  • Dành cho khách hàng
    • Tra cứu giá dịch vụ
    • Tra cứu giá thuốc
    • Tra cứu giá VTTH
    • Đặt lịch khám
    • Quy trình khám bệnh
    • Tính chỉ số BMI
    • Những câu hỏi thường gặp
    • Chính sách người bệnh
    • Bảo hiểm Y tế
  • Liên hệ
    • Lịch công tác
    • Lịch làm việc
  • Tài liệu
  • Thông tin nội bộ
    • Thông báo & thông tin thuốc
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh
Thứ 6, 02/12/2022 | 20:38
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trời rét, người bị viêm da cơ địa cần chăm sóc thế nào?

Đọc bài Lưu

SKĐS - Viêm da cơ địa là bệnh da mạn tính hay gặp ở trẻ em và người lớn. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại hay tái phát, khó chữa dứt điểm, gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

 

SKĐS - Viêm da cơ địa là bệnh da mạn tính hay gặp ở trẻ em và người lớn. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại hay tái phát, khó chữa dứt điểm, gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

 

Biểu hiện của viêm da cơ địa và nguyên nhân gây bệnh

Viêm da cơ địa ở trẻ dưới 2 tuổi tổn thương hay gặp là ở mặt, đôi khi gặp ở thân mình, cẳng chân, bàn chân, cánh tay và bàn tay. Ở những tuổi lớn hơn, bệnh hay gặp ở vùng nếp gấp như khuỷu, gối, cổ.

Bệnh gây ngứa, khiến cho trẻ thường xuyên cào gãi hoặc chà xát, làm hàng rào da thêm tổn thương, nhiễm trùng. Vì vậy, trẻ có thể ăn kém, khó ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài, vùng da có thể trở nên Lichen hóa, có nghĩa dày, cứng và sẫm màu hơn.

Viêm da cơ địa ở người lớn thường là tổn thương mạn tính. Thương tổn điển hình là khô và bong tróc da, dày da (bác sĩ thường gọi là Lichen hóa) ở các nếp gấp lớn như khuỷu tay, đầu gối, lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, một số trường hợp có thể viêm, xuất hiện mụn nước và chảy dịch. Bệnh thường nặng lên vào mùa đông.

Ngoài các dấu hiệu ngoài da, người bệnh thường kèm theo bị các bệnh dị ứng khác như: Hen phế quản, dị ứng thời tiết.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm da cơ địa như yếu tố di truyền, tổn thương hàng rào bảo vệ da... Trong đó, có các tác nhân bên ngoài làm bệnh khởi phát và nặng lên như: Dị nguyên (bụi nhà, phấn hoa, lông chó mèo), thức ăn (sữa, đậu phộng, lúa mỳ…), xà phòng… Đặc biệt, bệnh thường nặng lên khi khí hậu khô hanh.

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Ảnh minh hoạ.

Chăm sóc da viêm da cơ địa như thế nào?

Một số lời khuyên về chăm sóc da cho người mắc viêm da cơ địa từ bác sĩ da liễu:

1. Người mắc viêm da cơ địa cần thực hiện:

Thường xuyên vệ sinh da với nước ấm để làm giảm tình trạng khó chịu, loại bỏ các chất bẩn, vi khuẩn trên da. Lựa chọn những sản phẩm làm sạch phù hợp với da. Da người bình thường luôn giữ pH dao động quanh 5.5.

Các sản phẩm làm sạch bao gồm: Sữa tắm, chất tẩy rửa làm sạch da chuyên biệt dành riêng cho người bị viêm da cơ địa.

Đặc biệt, khi trời mùa đông không nên tắm nước quá nóng, vì sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, nên dùng nước hơi ấm (khoảng 36 độ C) thì sẽ tốt hơn. Tuyệt đối không tắm lá cây, vì nước lá gây khô da nhiều hơn, không đắp các loại lá lên da, vì có thể gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng, bỏng rát tại chỗ, càng làm nặng thêm tình trạng bệnh và gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Viêm da cơ địa khởi phát từ sự suy yếu của hàng rào bảo vệ da, dẫn đến da khô, ngứa và sự xâm nhập của các dị nguyên, vi khuẩn. Do vậy, điều trị viêm da cơ địa bằng dưỡng ẩm là một điều trị nền tảng trong các giai đoạn của bệnh.

BSCKII Nguyễn Tiến Thành đang thăm khám cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa.

Luôn luôn bôi kem dưỡng ẩm lên da ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt sau khi tắm, rửa tay sau 3 - 5 phút, đây là thời điểm tốt nhất để kem dưỡng ẩm thấm sâu và tạo hiệu quả trên da. Nên chọn sản phẩm dưỡng ẩm không chứa hương liệu và chất kích thích, sử dụng dưỡng ẩm đủ lượng.

Nếu thấy da khô hơn, ngứa hơn mặc dù đã dùng kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày, thì cần đi khám tại bệnh viện để bác sĩ thăm khám kịp thời và có sự kết hợp trong dùng thuốc để khắc phục tình trạng này.

2. Người mắc viêm da cơ địa cần lưu ý:

Chọn các trang phục phù hợp với làn da, đặc biệt là trang phục mềm mại, dịu nhẹ. Nên tránh các trang phục cứng, thấm hút kém, gây ngứa.

Giặt quần áo nên lựa chọn các sản phẩm ít chất tẩy rửa, không hương liệu, dùng lượng vừa đủ như khuyến cáo.

Tổn thương viêm da cơ địa ở bàn tay.

Nên tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: Không tiếp xúc với lông gia súc, gia cầm, bụi nhà, phấn hoa, khói thuốc lá...

Người bệnh không nên tự ra hiệu thuốc mua các loại thuốc bôi để điều trị viêm da cơ địa hoặc điều trị theo các đơn thuốc đã được kê trước đó, bệnh nhân phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa. 

Tùy từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ thêm vào các điều trị khác như: Thay đổi lối sống, thuốc chống viêm, giảm ngứa, giảm stress tâm lý và điều trị nhiễm trùng (nếu có) để cải thiện triệu chứng bệnh.

Tóm lại: Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính, điều trị viêm da cơ địa phụ thuộc vào lứa tuổi, mức độ bệnh, giai đoạn bệnh, với mục đích là kiểm soát tình trạng viêm, ngứa.

Trong quá trình điều trị, dù viêm da cơ địa đang ở giai đoạn nặng hay lui bệnh, thì chăm sóc da đúng cách là rất quan trọng.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

https://suckhoedoisong.vn/troi-ret-nguoi-bi-viem-da-co-dia-can-cham-soc-the-nao-16922120117451296.htm?fbclid=IwAR26x2rH9Zklp9f-Z6Lo8nINA6WGiOWkD7nIy7Pxb6bQP_LcigqYBaczMdE


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết khác

Viêm thanh quản cấp ở trẻ mùa lạnh, dấu hiệu cần nhập viện ngay

Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau?

Những bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát khi giao mùa và nguyên tắc dự phòng

Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống bệnh cúm mùa

Hưởng ứng Tuần lễ “Dinh dưỡng và Phát triển” năm 2022

  • 1- Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên
  • 2 -Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuổi
  • 3 -Thủ tục Khám sức khỏe định kỳ
  • 4 -Thủ tục Khám cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe
  • 5 -Thủ tục Khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe
  • 6- Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người chưa đủ 18 tuổi; Người từ đủ 18 tuổi trở lên
  • 7- Thủ tục Cấp lại giấy chứng sinh đối với trường hợp bị mất hoặc hư hỏng
  • 8 - Thủ tục Cấp lại giấy chứng sinh đối với trường hợp nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh
Video Clip

Bình đẳng giới để giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

TVC tuyên truyền về ngày Quốc tế trẻ em gái năm 2022

TVC HƯỞNG ỨNG NGÀY TRÁNH THAI THẾ GIỚI 26.09.2022

Thông điệp truyền hình hưởng ứng Ngày Quốc tế Người cao tuổi năm 2022

Áp lực sinh con trai vẫn đè nặng dù tỷ lệ chênh lệch giới tính đã ở ngưỡng báo động

Thông điệp truyền hình "TỰ HÀO 60 NĂM NGÀNH DÂN SỐ VÌ MỘT VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG"

Thông điệp truyền hình tuyên truyền kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7/2021 _ 2

Thông điệp truyền hình tuyên truyền kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7/2021

Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh Lao

VILA - Tuân thủ điều trị không sợ bệnh lao và lao kháng thuốc

Giảm Kỳ Thị Với Người Bị Lao

Tổng cục Dân số-KHHGĐ TVC "Sự cần thiết sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh"

Những câu hỏi thường gặp

Hiểu đúng về: Hưởng 100% BHYT tuyến tỉnh từ 01/01/2021

Thư viện ảnh
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 135
Tháng 02 : 135

Trung tâm y tế thành phố Móng Cái

Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, phường Ninh Dương, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 0965431313

Email: trungtamytemongcai@cosoyte.com

GP Số: 01/GPSĐ-STTTT cấp ngày 26/03/2018