• Đăng nhập
  • Sở y tế
  • RSS
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Sức khỏe
  • Dịch vụ
  • Văn bản pháp quy
  • Thủ tục hành chính
  • Dành cho khách hàng
  • Liên hệ
  • Thông tin nội bộ
  • Trang chủ
    • Công bố danh sách người thực hành chuyên môn
    • Thông tin thầu
  • Giới thiệu
    • Tổ chức bộ máy
    • Ban giám đốc
    • Khối văn phòng
      • Phòng kế hoạch nghiệp vụ
      • Phòng tổ chức hành chính
      • Phòng tài chính kế toán
      • Phòng Điều dưỡng
      • Khoa Kiểm soát bệnh tật - YTCC-ATTP
      • Phòng Dân số - Truyền thông Và giáo dục sức khỏe
    • Khoa điều trị - Cận lâm sàng
      • Khoa khám bệnh
      • Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu
      • Khoa nội
      • Khoa nhi
      • Khoa Phụ sản & CSSKSS
      • Khoa ngoại
      • Khoa GMHS - Cấp cứu - Phẫu thuật - Chống độc
      • Khoa liên chuyên khoa
      • Khoa Truyền Nhiễm
      • Khoa Y học cổ truyền & PHCN
      • Khoa Răng hàm mặt - Mắt - Tai mũi họng
      • Khoa Dược - Trang thiết bị - Vật tư y tế
      • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
      • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
      • Khoa xét nghiệm
    • Hình ảnh hoạt động
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • Hoạt động của TTYT TP Móng Cái
    • Thời sự Y khoa
    • Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh
      • Thông điệp
    • Dịch vụ kỹ thuật mới
    • Đào tạo hợp tác
    • Tuyển dụng
  • Sức khỏe
    • Tư vấn sức khỏe
    • Bệnh thường gặp
    • Tư vấn tiêm chủng Vaccine
    • Tư vấn tiêm phòng dại
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ tiêm chủng Vaccine
    • Dịch vụ khám sức khỏe
    • Dịch vụ khám chữa bệnh từ xa
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản của Tỉnh
    • Văn bản của Thành phố
    • Văn bản chỉ đạo phòng chống Covid-19
  • Thủ tục hành chính
    • 1- Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
    • 2 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuồi
    • 3 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người đủ 18 tuổi trở lên
    • 4 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe định kỳ
    • 5 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người lái xe/ Khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe ô tô
    • 6 - Quy trình cấp Tóm tắt hồ sơ bệnh án
    • 7 - Quy trình cấp bản phô tô Hồ sơ bệnh án
    • 8 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận thương tích
    • 9 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận thương tích tạm thời
    • 10 - Quy trình cấp Giấy báo tử
    • 11 - Quy trình cấp lại Giấy báo tử do bị mất hoặc sai lệch thông tin
    • 12 - Quy trình cấp lại Giấy chứng sinh đối với trường hợp bị mất hoặc hư hỏng
    • 13 - Quy trình cấp lại Giấy chứng sinh bị nhầm lẫn khi ghi chép cung cấp thông tin.
    • 14 - Quy trình cấp lại Giấy ra viện bị mất hoặc hư hỏng
    • 15 - Quy trình cấp lại Giấy chứng nhận phẫu thuật do bị mất hoặc hư hỏng
  • Dành cho khách hàng
    • Tra cứu giá dịch vụ
    • Tra cứu giá thuốc
    • Đặt lịch khám
    • Thông tin thuốc & biệt dược
    • Quy trình khám bệnh
    • Những câu hỏi thường gặp
    • Chính sách người bệnh
    • Bảo hiểm Y tế
  • Liên hệ
    • Lịch công tác
  • Thông tin nội bộ
    • Thông báo & thông tin thuốc
  1. Trang chủ
  2. Sức khỏe
  3. Tư vấn sức khỏe
Thứ 3, 23/11/2021 | 22:37
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quan tâm đến sức khỏe tinh thần của trẻ em trong đại dịch COVID-19

Đọc bài Lưu

Đại dịch COVID-19 kéo dài đã gần 2 năm, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng đang hứng chịu những tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt là tổn thương vô hình về tinh thần rất cần được quan tâm.

Đại dịch COVID-19 kéo dài đã gần 2 năm, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng đang hứng chịu những tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt là tổn thương vô hình về tinh thần rất cần được quan tâm.

Sức khỏe tâm thần của trẻ em bị ảnh hưởng trong đại dịch

Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể các thói quen hàng ngày của trẻ em. Trẻ bị rút ngắn thời gian học tại trường, chuyển sang học tập trực tuyến; Cách ly xã hội làm giảm thời gian trẻ vận động ngoài trời, thiếu tương tác xã hội, đặc biệt là với bạn đồng lứa; Nhiều trẻ em trong đại dịch cũng bị rối loạn lịch sinh hoạt tại nhà, bao gồm tương tác giữa các thành viên trong gia đình, lịch ăn, ngủ. Bên cạnh đó, những căng thẳng ở cha mẹ do phải thay đổi thói quen, áp lực kinh tế cũng tác động đến hành vi nuôi dạy con cái; thông tin về dịch bệnh lan tràn trên các phương tiện thông tin đại chúng ít được thiết kế phù hợp với trẻ em… Dữ liệu gần đây nhất của UNICEF chỉ ra rằng ít nhất 1 trong 7 trẻ em trên toàn thế giới đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các biện pháp khóa cửa và hơn 1,6 tỷ trẻ em đã bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc học hành.

Trẻ mắc COVID-19 hoặc là F1, F2 có thể phải cách ly với gia đình, xã hội trong khi chưa đủ kỹ năng để tự chăm sóc bản thân và kiểm soát, thích ứng với những thay đổi từ môi trường xung quanh. Đặc biệt, nhiều trẻ em phải trải qua mất mát do đại dịch. Khoảng 1,5 triệu trẻ em trên toàn thế giới đã trở thành trẻ mồ côi do dịch COVID-19. Tại Việt Nam, đại dịch này đã cướp đi sinh mạng của trên 23.000 người, hơn 2.500 trẻ em rơi vào hoàn cảnh mồ côi, mất đi sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, người thân… Những mất mát đáng kể này làm gia tăng các triệu chứng về sức khoẻ tâm thần ở trẻ.

 

Những mất mát do COVID-19 gây ra làm gia tăng các triệu chứng về sức khoẻ tâm thần ở trẻ.

Một vài biểu hiệu về mặt sức khỏe tâm thần ở trẻ em

Phụ huynh cần sớm nhận biết một vài dấu hiệu cảnh báo về mặt sức khỏe tâm thần ở trẻ như:

  • Sợ hãi và lo lắng quá mức.
  • Buồn bã, mất hứng thú với bạn bè hoặc các hoạt động yêu thích, giảm hoạt động thể chất.
  • Rối loạn hành vi: dễ cáu kỉnh, hung hăng, mất kiểm soát, quá hiếu động hoặc thu mình với xã hội.
  • Rối loạn giấc ngủ: ngủ ít, khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều, có thể gặp ác mộng dai dẳng.
  • Gia tăng hành vi chống đối, gây rối: không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách, trốn học, bỏ học…
  • Ăn mất ngon hoặc ăn quá nhiều, thay đổi đột ngột về cân nặng.
  • Thường xuyên đau đầu hoặc đau bụng.
  • Khó tập trung, kết quả học tập giảm sút.

https://suckhoequangninh.vn/wp-content/uploads/2021/11/H%E1%BB%8Dc-onlien-k%C3%A9o-d%C3%A0i-khi%E1%BA%BFn-tr%E1%BA%BB-m%E1%BB%87t-m%E1%BB%8Fi-gi%E1%BA%A3m-t%C6%B0%C6%A1ng-t%C3%A1c-x%C3%A3-h%E1%BB%99i.jpg

Học online kéo dài khiến trẻ mệt mỏi, giảm tương tác xã hội

Làm gì để giúp trẻ em ứng phó với đại dịch COVID-19

Trẻ em cần được người lớn quan tâm và chia sẻ nỗi lo lắng, giải đáp những thắc mắc về dịch bệnh COVID-19 để có thể biết cách ứng phó hay thậm chí là có đóng góp tích cực để giúp đỡ những người khác:

  • Bố mẹ nên chủ động trò chuyện với con về Covid-19 và cho trẻ thấy tầm quan trọng của việc giữ gìn cơ thể khỏe mạnh. Hãy cho trẻ biết rằng, bạn hoặc con có thể có những triệu chứng của bệnh, chúng rất giống với triệu chứng của cảm lạnh hay cảm cúm thông thường, nhưng trẻ không nên sợ hãi quá mức về điều này mà hãy nói cho bố mẹ biết khi cảm thấy không khỏe, hoặc khi con cảm thấy lo lắng về vi rút để bố mẹ có thể giúp đỡ.
  • Nếu trẻ có những thắc mắc về dịch bệnh mà phụ huynh không trả lời được thì hãy coi như đây là cơ hội để cùng trẻ tìm ra đáp án. Hãy giải thích với trẻ rằng một số thông tin trên mạng là không chính xác, và tốt nhất là nên tin tưởng thông tin do các chuyên gia cung cấp. Những tờ báo lớn hay trang web uy tín của một số tổ chức quốc tế như UNICEF, Tổ chức Y tế Thế giới… là những nguồn thông tin rất hữu ích.
  • Chỉ cho trẻ cách bảo vệ bản thân và bạn bè: Một trong những cách tốt và đơn giản nhất để bảo vệ trẻ khỏi dịch bệnh là khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên, chỉ cho con cách che miệng bằng khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, đồng thời giải thích rằng tốt nhất là không nên tiếp xúc gần với những người có triệu chứng trên.
  • Trấn an tinh thần: Trẻ em có thể không nhận thức được sự khác biệt giữa hình ảnh trên mạng/TV và thực tế quanh trẻ nên dễ tin rằng những hình ảnh, thông tin tiêu cực đó là nguy hiểm đang gần kề. Hãy giúp trẻ đối mặt với cảm xúc khủng hoảng, lo lắng bằng cách tạo điều kiện để trẻ chơi hoặc thư giãn khi có thể. Cố gắng giữ thói quen và lịch trình sinh hoạt lành mạnh: ăn đủ chất, ngủ đúng giờ, tập thể thao… Nếu trẻ cảm thấy không khỏe, bạn cần giải thích rằng trẻ phải ở nhà/bệnh viên, bởi như vậy sẽ an toàn hơn cho bản thân và bạn bè của trẻ.
  • Kiểm tra xem trẻ có đang bị kỳ thị hay kỳ thị người khác không: Nhiều trẻ em bị kỳ thị, phân biệt đối xử ngay trong lớp học, trường học, nơi cư trú vì có người thân nhiễm COVID-19, có người thân là cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên đang trực tiếp công tác, hỗ trợ trong vùng dịch. Việc bị kỳ thị, phân biệt đối xử ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ. Vì vậy, điều quan trọng là kiểm tra xem trẻ có đang bị bắt nạt hay đang bắt nạt trẻ khác không. Nếu đang bị bắt nạt ở trường, trẻ có thể thông báo việc này cho một người lớn mà trẻ tin tưởng được biết. Nhắc trẻ nhớ rằng mọi người đều có quyền được hưởng sự an toàn ở trường, hành vi bắt nạt là sai trái và chúng ta nên góp phần để lan tỏa sự yêu thương, hỗ trợ lẫn nhau.
  • Tìm kiếm người giúp đỡ: Cần khẳng định cho trẻ biết rằng bố mẹ luôn quan tâm, lắng nghe, và luôn bên cạnh mỗi khi trẻ cần. Hãy chia sẻ câu chuyện về các nhân viên y tế, nhà khoa học và những người trẻ tuổi, những con người đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh và bảo vệ sự an toàn cho cộng đồng. Khi trẻ biết rằng mọi người đang giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động tử tế và rộng lượng, đây sẽ là một nguồn động viên, trấn an rất lớn đối với trẻ.

https://suckhoequangninh.vn/wp-content/uploads/2021/11/Untitled.png

Hướng trẻ đến những hoạt động tích cực để giúp đỡ người khác trong đại dịch (Trong ảnh em Nguyễn Ngọc Đức, Trường Tiểu học Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội làm tấm chắn ngăn giọt bắn tặng các y, bác sĩ

 

Theo: suckhoequangninh.vn

https://suckhoequangninh.vn/quan-tam-den-suc-khoe-tinh-than-cua-tre-em-trong-dai-dich-covid-19/


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết khác

Mức độ ngăn ngừa Covid-19 nhờ đeo khẩu trang

Vì sao tiêm cần chủng đầy đủ, đúng lịch?

Khi bị sổ mũi, màu sắc của dịch mũi nói lên điều gì?

Vaccine Pfizer đạt hiệu quả 100% ở trẻ từ 12-15 tuổi

Cách nhận biết, theo dõi và điều trị cho trẻ mắc COVID-19

  • 1- Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
  • 2 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuồi
  • 3 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người đủ 18 tuổi trở lên
  • 4 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe định kỳ
  • 5 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho người lái xe/ Khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe ô tô
  • 6 - Quy trình cấp Tóm tắt hồ sơ bệnh án
  • 7 - Quy trình cấp bản phô tô Hồ sơ bệnh án
  • 8 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận thương tích
  • 9 - Quy trình cấp Giấy chứng nhận thương tích tạm thời
  • 10 - Quy trình cấp Giấy báo tử
  • 11 - Quy trình cấp lại Giấy báo tử do bị mất hoặc sai lệch thông tin
  • 12 - Quy trình cấp lại Giấy chứng sinh đối với trường hợp bị mất hoặc hư hỏng
  • 13 - Quy trình cấp lại Giấy chứng sinh bị nhầm lẫn khi ghi chép cung cấp thông tin.
  • 14 - Quy trình cấp lại Giấy ra viện bị mất hoặc hư hỏng
  • 15 - Quy trình cấp lại Giấy chứng nhận phẫu thuật do bị mất hoặc hư hỏng
Xem thêm
Video Clip

PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI

AN TOÀN THỰC PHẨM TẾT 2024

Khuyến cáo phòng chống đậu mùa khỉ

NGÀNH Y TẾ QUẢNG NINH ĐỒNG LÒNG, CHUNG SỨC XÂY DỰNG TỈNH NHÀ KIỂU MẪU, GIÀU ĐẸP, VĂN MINH, HIỆN ĐẠI

Đau Mắt Đỏ Có Xu Hướng Gia Tăng, Bộ Y Tế Khuyến Cáo 5 Biện Pháp Phòng Chống | SKĐS

Tổng cục Dân số: Thông điệp truyền hình hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới 26/9/2023

Thông điệp - Phòng chống bệnh Tay Chân Miệng (BYT)

THÔNG ĐIỆP PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

Người Bệnh Hen Có Phải Kiêng Đồ Ăn Tanh?

Kịch múa NGỌN LỬA TỪ TRÁI TIM NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG

8 lời khuyên phòng chống sốt xuất huyết

10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của tỏi ngâm mật ong

Những câu hỏi thường gặp

Hiểu đúng về: Hưởng 100% BHYT tuyến tỉnh từ 01/01/2021

Thư viện ảnh
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 577
Tháng 07 : 10.373

Trung tâm y tế Móng Cái

Đơn vị chủ quản : Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh

Địa chỉ: Phường Móng Cái 2, tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 0203.3884.775

Email: ttytmc.syt@quangninh.gov.vn

GP Số: 15/GPTTĐT-STTTT cấp ngày 01/4/2024