• Đăng nhập
  • Sở y tế
  • RSS
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Sức khỏe
  • Dịch vụ
  • Văn bản pháp quy
  • Thủ tục hành chính
  • Dành cho khách hàng
  • Liên hệ
  • Tài liệu
  • Thông tin nội bộ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tổ chức bộ máy
      • Ban giám đốc
    • Giới thiệu bệnh viện
    • Khối văn phòng
      • Phòng kế hoạch tổng hợp
      • Phòng tổ chức hành chính
      • Phòng tài chính kế toán
      • Phòng QLCL- CTXH-TTGDSK
      • Phòng Điều dưỡng
      • Phòng dân số
      • KHOA VSATTP & KSDB
      • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
      • Khoa CĐHA & TDCN
      • Khoa xét nghiệm
    • Khoa điều trị
      • Khoa khám bệnh
      • Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu
      • Khoa nội
      • Khoa HSCC-GMHT-TNT
      • Khoa nhi
      • Khoa Truyền Nhiễm
      • Khoa ngoại
      • Khoa liên chuyên khoa
      • Khoa Đông Y - PHCN
      • Khoa Phụ sản & CSSKSS
      • Khoa Dược
    • Hình ảnh hoạt động
  • Tin tức
    • Tin tức - Sự kiện
    • Hoạt động của TTYT TP Móng Cái
    • Thời sự Y khoa
    • Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh
      • Thông điệp
    • Dịch vụ kỹ thuật mới
    • Đào tạo hợp tác
    • Tuyển dụng
    • Thông tin thầu
    • Thông tin thầu 1
  • Sức khỏe
    • Tư vấn sức khỏe
    • Bệnh thường gặp
    • Tư vấn tiêm chủng Vaccine
    • Tư vấn tiêm phòng dại
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu
    • Dịch vụ tiêm chủng Vaccine
    • Dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh
    • Dịch vụ xét nghiệm sơ sinh
    • Dịch vụ khám sức khỏe
    • Dịch vụ khám chữa bệnh từ xa
    • Dịch vụ phun khử khuẩn
  • Văn bản pháp quy
    • Văn bản Trung Ương
    • Văn bản của Tỉnh
    • Văn bản của Thành phố
    • Văn bản chỉ đạo phòng chống Covid-19
  • Thủ tục hành chính
    • 1- Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên
    • 2 -Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuổi
    • 3 -Thủ tục Khám sức khỏe định kỳ
    • 4 -Thủ tục Khám cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe
    • 5 -Thủ tục Khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe
    • 6- Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người chưa đủ 18 tuổi; Người từ đủ 18 tuổi trở lên
    • 7- Thủ tục Cấp lại giấy chứng sinh đối với trường hợp bị mất hoặc hư hỏng
    • 8 - Thủ tục Cấp lại giấy chứng sinh đối với trường hợp nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh
  • Dành cho khách hàng
    • Tra cứu giá dịch vụ
    • Tra cứu giá thuốc
    • Tra cứu giá VTTH
    • Đặt lịch khám
    • Quy trình khám bệnh
    • Tính chỉ số BMI
    • Những câu hỏi thường gặp
    • Chính sách người bệnh
    • Bảo hiểm Y tế
  • Liên hệ
    • Lịch công tác
    • Lịch làm việc
  • Tài liệu
  • Thông tin nội bộ
    • Thông báo & thông tin thuốc
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh
Thứ 2, 05/12/2022 | 21:24
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong ngày rét

Đọc bài Lưu

Trên thực tế, cứ đến mùa đông thì số trẻ nhập viện thường gia tăng nhiều hơn, đa phần trẻ mắc bệnh hô hấp, trong đó chủ yếu là viêm phổi, viêm phế quản… Ở nhiều trẻ, đặc biệt là lứa tuổi sơ sinh thường bị hạ thân nhiệt khi đến bệnh viện, khiến trẻ đã có bệnh lại càng nặng hơn.

 

SKĐS - Nhiệt độ xuống thấp như hiện nay khiến trẻ em rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được chăm sóc tốt. Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi đi ra ngoài hoặc ngay cả khi ở nhà là vô cùng quan trọng.

Trên thực tế, cứ đến mùa đông thì số trẻ nhập viện thường gia tăng nhiều hơn, đa phần trẻ mắc bệnh hô hấp, trong đó chủ yếu là viêm phổi, viêm phế quản… Ở nhiều trẻ, đặc biệt là lứa tuổi sơ sinh thường bị hạ thân nhiệt khi đến bệnh viện, khiến trẻ đã có bệnh lại càng nặng hơn.

Bài viết dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ trong mùa lạnh.

Lý do trẻ nhỏ dễ bị nhiễm lạnh

Đối với trẻ sơ sinh, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các bé. Lý do là trẻ sơ sinh không có lượng mỡ cơ thể cần thiết để giữ ấm, nên dễ bị hạ thân nhiệt với các biểu hiện như:

  • Da đỏ hoặc nhợt nhạt, lạnh toàn thân, phù cứng bì vùng lưng, chi;
  • Thở nhanh nông giai đoạn đầu, sau thở không đều, ngừng thở;
  • Nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp;
  • Trẻ ít cử động, lơ mơ, khóc yếu, bú kém;
  • Có thể kèm hạ đường máu.

Vì vậy, mùa lạnh cần chú ý giữ ấm cho bé, không phơi nắng khi ngoài trời lạnh, có gió. Phòng ngủ cần giữ ấm, cửa sổ cần đóng kín cửa để tránh gió lùa, vì trẻ sơ sinh rất dễ bị hạ thân nhiệt và có nguy cơ tử vong khi ngủ trong phòng lạnh. Nhưng cũng cần lưu ý, nếu nhiệt độ quá ấm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Ở trẻ lớn hơn, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp vẫn có thể cho trẻ ra ngoài trời, trẻ trên một tuổi có thể an toàn chơi ngoài trời lạnh, nhưng cần cho con mang quần áo ấm, mũ, găng tay, giày ấm và chỉ nên ở ngoài trời khoảng 20 - 30 phút mỗi lần.

Nếu nhiệt độ dưới 5 độ C, không nên cho trẻ ra ngoài. Và cha mẹ cũng cần chú ý những dấu hiệu sớm của hạ thân nhiệt ở trẻ lớn như: Run rẩy tay chân, mất phương hướng, nói lắp, da trắng hoặc xám tái…

Trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được chăm sóc tốt. Ảnh minh hoạ.

 

 

Đối tượng nào có nguy cơ hạ thân nhiệt?

Trên thực tế, trẻ em nào cũng có nguy cơ hạ thân nhiệt khi tiếp xúc với môi trường lạnh giá. Tuy nhiên, nhóm trẻ dễ có nguy cơ hơn đó là:

  • Trẻ sinh non, sinh ngạt;
  • Trẻ có bệnh lý nhiễm trùng nặng;
  • Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi;
  • Trẻ được chăm sóc trong môi trường có nhiệt độ thấp, gió lùa, quần, áo, tã ướt không được thay thường xuyên.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong mùa lạnh

Mùa lạnh, để phòng ngừa hạ thân nhiệt ở trẻ cần lưu ý những điều sau:

- Cần cho trẻ ăn đúng giờ, đủ bữa, đầy đủ chất dinh dưỡng.

- Cần cho trẻ ở phòng ấm, nhất là giường ngủ không có gió lùa và trẻ cần được mặc ấm.

Chú ý chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn đúng giờ, đủ bữa, đầy đủ chất dinh dưỡng. Ảnh minh hoạ

- Sau khi tắm cần mặc quần áo ấm ngay, tránh để trẻ lạnh, khi đi ngoài trời về không tắm ngay cho trẻ và cần giữ ấm để trẻ không bị lạnh.

- Với trẻ sơ sinh cần chú ý tuân thủ những nguyên tắc giúp trẻ không bị nhiễm lạnh. Trong đó lưu ý, không nên tắm quá sớm hoặc quá muộn, thời gian lý tưởng là 10h -10h30 hoặc từ 13h30 - 16h. Tổng thời gian tắm cho bé (tính từ khi bé xuống nước đến khi cho bé ra khỏi chậu) không được quá 5 phút. Nếu trời quá lạnh thì 1 tuần có thể tắm 2 đến 3 lần. Tuy nhiên, nếu không tắm, gia đình cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày.

- Đóng kín cửa nhà tắm cũng như cửa sổ, tuyệt đối không để gió lùa vào. Nhiệt độ phòng thích hợp để tắm cho bé là trên 23 độ C, vì vậy, nên có đèn sưởi hoặc xả nước nóng làm ấm phòng. Lưu ý, không để đèn sưởi chiếu trực tiếp vào mặt trẻ, vì sẽ ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của bé.

- Chuẩn bị đầy đủ mọi thứ: Sẵn sàng quần áo, tất, bao tay, khăn, khăn tắm, nước muối sinh lý, kem chống hăm… để trẻ được mặc ngay sau khi tắm, tránh bị lạnh. Cần làm ấm khăn tắm trước khi lau cho bé.

- Với trẻ nhỏ chưa có ý thức đi vệ sinh, cần phải thay tã, quần áo, để giữ trẻ luôn khô ráo. Đối với trẻ sơ sinh, có thể sử dụng phương pháp Kangaroo, hay còn gọi là phương pháp ủ ấm da kề da.

- Khi đưa trẻ đi học trong thời tiết lạnh, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ mặc quần áo ấm phù hợp. Nếu lạnh quá đưa trẻ đi bằng xe máy, xe đạp thì có thể mặc áo mưa, áo gió để tránh gió lùa làm trẻ lạnh.

- Khi thấy trẻ nhiễm lạnh, ho hoặc có biểu hiện bất thường khác thì cần cho trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

- Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc, tránh dẫn đến nguy hiểm cho trẻ.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

https://suckhoedoisong.vn/nhung-luu-y-khi-cham-soc-tre-trong-ngay-ret-169221202234504632.htm?fbclid=IwAR30L-_ZxWkdgWH0nvGLfPCLOHnKpozFiuPn4muCPtHFZ_pqbX3YmKx7iwE


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết khác

Trời rét, người bị viêm da cơ địa cần chăm sóc thế nào?

Viêm thanh quản cấp ở trẻ mùa lạnh, dấu hiệu cần nhập viện ngay

Thời tiết lạnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần làm gì để kiểm soát cơn đau?

Những bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát khi giao mùa và nguyên tắc dự phòng

Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống bệnh cúm mùa

  • 1- Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên
  • 2 -Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuổi
  • 3 -Thủ tục Khám sức khỏe định kỳ
  • 4 -Thủ tục Khám cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe
  • 5 -Thủ tục Khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe
  • 6- Thủ tục Cấp giấy khám sức khỏe cho người người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người chưa đủ 18 tuổi; Người từ đủ 18 tuổi trở lên
  • 7- Thủ tục Cấp lại giấy chứng sinh đối với trường hợp bị mất hoặc hư hỏng
  • 8 - Thủ tục Cấp lại giấy chứng sinh đối với trường hợp nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh
Video Clip

Bình đẳng giới để giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

TVC tuyên truyền về ngày Quốc tế trẻ em gái năm 2022

TVC HƯỞNG ỨNG NGÀY TRÁNH THAI THẾ GIỚI 26.09.2022

Thông điệp truyền hình hưởng ứng Ngày Quốc tế Người cao tuổi năm 2022

Áp lực sinh con trai vẫn đè nặng dù tỷ lệ chênh lệch giới tính đã ở ngưỡng báo động

Thông điệp truyền hình "TỰ HÀO 60 NĂM NGÀNH DÂN SỐ VÌ MỘT VIỆT NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG"

Thông điệp truyền hình tuyên truyền kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7/2021 _ 2

Thông điệp truyền hình tuyên truyền kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7/2021

Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh Lao

VILA - Tuân thủ điều trị không sợ bệnh lao và lao kháng thuốc

Giảm Kỳ Thị Với Người Bị Lao

Tổng cục Dân số-KHHGĐ TVC "Sự cần thiết sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh"

Những câu hỏi thường gặp

Hiểu đúng về: Hưởng 100% BHYT tuyến tỉnh từ 01/01/2021

Thư viện ảnh
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 153
Tháng 02 : 153

Trung tâm y tế thành phố Móng Cái

Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, phường Ninh Dương, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 0965431313

Email: trungtamytemongcai@cosoyte.com

GP Số: 01/GPSĐ-STTTT cấp ngày 26/03/2018