PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TRONG MÙA HÈ
Ngộ độc thực phẩm thường hay gặp trong mùa hè, có thể có nhiều người cùng mắc trong một gia đình hoặc trong một bữa tiệc, do ăn chung các loại thức ăn bị ô nhiễm. Ngộ độc thực phẩm có thể do thực phẩm bị nhiễm hóa chất, chứa độc tố tự nhiên, bị biến chất, bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh làm cho thực phẩm bị ôi, thiu. Trong mùa hè, với thời tiết nóng và ẩm, thiếu nước sạch, trang thiết bị bảo quản không đầy đủ, không bảo đảm vệ sinh, nguyên liệu tươi sống không bảo đảm an toàn dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm rất cao. Cùng với đó, mùa hè còn làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng vi sinh vật truyền bệnh… Đây là vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe đối với một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng có thói quen sử dụng thức ăn đường phố, thực phẩm chín ở những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố do ô nhiễm thực phẩm, thức ăn chín. Dù ở lĩnh vực nào, nếu không tuân thủ các quy định trong các khâu bảo quản, chế biến thực phẩm một cách nghiêm ngặt đều có thể gây hại đến sức khỏe của người sử dụng.
Mùa hè với thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao là điều kiện thuận lợi để các loại vi trùng, vi sinh vật gây bệnh sinh trưởng và phát triển làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm thường hay gặp trong mùa hè, có thể có nhiều người cùng mắc trong một gia đình hoặc trong một bữa tiệc, do ăn chung các loại thức ăn bị ô nhiễm. Ngộ độc thực phẩm có thể do thực phẩm bị nhiễm hóa chất, chứa độc tố tự nhiên, bị biến chất, bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh làm cho thực phẩm bị ôi, thiu. Trong mùa hè, với thời tiết nóng và ẩm, thiếu nước sạch, trang thiết bị bảo quản không đầy đủ, không bảo đảm vệ sinh, nguyên liệu tươi sống không bảo đảm an toàn dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm rất cao. Cùng với đó, mùa hè còn làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng vi sinh vật truyền bệnh… Đây là vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe đối với một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng có thói quen sử dụng thức ăn đường phố, thực phẩm chín ở những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố do ô nhiễm thực phẩm, thức ăn chín. Dù ở lĩnh vực nào, nếu không tuân thủ các quy định trong các khâu bảo quản, chế biến thực phẩm một cách nghiêm ngặt đều có thể gây hại đến sức khỏe của người sử dụng.
Dấu hiệu điển hình khi bị ngộ độc thực phẩm
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt mỏi và thiếu năng lượng; chán ăn; đau cơ; đau đầu, ớn lạnh, nặng hơn là biểu hiện cơ thể mất nước và các chất khoáng hoặc gây ra các triệu chứng về thần kinh như: Mắt mờ, yếu cơ, tê bì cánh tay hoặc thay đổi thị lực như nhìn mờ, nhìn đôi... Khi bị ngộ độc thức ăn (thực phẩm), cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào. Tuy nhiên, không nên gây nôn ở trẻ em vì trẻ dễ bị sặc. Sau khi nôn hết, người bệnh hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
10 nguyên tắc vàng về vệ sinh thực phẩm
Mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái, là người nội trợ đảm đang để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, cần thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh thực phẩm:
1.Chọn thực phẩm tươi an toàn
2. Nấu chín kỹ thức ăn
3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín
4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín
5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn
6. Tránh lây nhiễm chéo giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín
7. Luôn giữ tay sạch sẽ
8. Giữ bề mặt chế biến thức ăn luôn khô ráo, sạch sẽ
9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn.